Phay tiện CNC_Bài 10: Hệ tọa độ cực

Hệ tọa độ cực 

Trong hệ tọa độ Đêcac mỗi điểm được mô tả bằng tọa độ X và Y của nó. Đối với các biên dạng đối xứng quay tròn, ví dụ, các hình lỗ khoan dạng tròn, các tọa độ cần thiết cần được tính với tốn kém đảng kể.

Trong hệ tọa độ cực mỗi điểm được mô tả bằng khoảng cách của điểm đó (bán kính r) tới gốc tọa độ và góc (a) của nó tạo với trục nhất định. Góc (a) tạo với trục X trong hệ tọa độ X, Y. Nếu đo từ trục X dương di ngược chiều kim đồng hồ góc sẽ mang dấu (+) (xem hình 18). Theo chiều ngược lại góc sẽ mang dấu âm (xem hình 19).

he-toa-do-cuc

he-toa-do-cuc-am

Góc quay của trục

Mỗi trục cơ bản X, Y và z có các trục quay quanh tương ứng. Các góc quay của trục được ký hiệu với A, B, c, trong đó A quay quanh trục X, Bquay quanh trục Y và c quanh trục z (xem hình 20).

Chiều quay là dương nếu nhìn từ gốc tọa độ theo hướng chiều quay chạy theo kim đồng hồ (giống như chuyển động của con vít với ren phải hoặc chiều quay của cái mờ nút chai).

Ký hiệu của góc A, B và c trên tọa độ cực có thể được rút ra từ hình 20. Nếu điểm đến nằm trong mặt phẳng X, Y của hệ tọa độ thì góc tọa độ cực tương ứng với góc quay quanh trục z là c. Trong mặt phẳng Y/Z góc tọa độ cực tương ứng với góc quay quanh trục X là A. Trong x/z tương ứng với góc quay quanh trục Y là B.

goc-quaytruc-quay

Comments