Phay tiện CNC_Bài 63: Sự khác nhau giữa lập trình bằng tay và bằng máy

Sự khác nhau giữa lập trình bằng tay và bằng máy
Khi lập trình bằng tay, người lập trình viết chương trình NC trực tiếp ở dạng mà hệ điều khiển CNC có thể hiểu được. Mỗi bước mà máy CNC cần thực hiện phải được lập trình riêng.

Tuỳ thuộc vào công suất của hệ điều khiển CNC và mức độ phức tạp hình học của chi tiết, đôi khi việc tính toán hình học là rất phức tạp. Vì vậy sẽ có khả năng gây lỗi hoặc va chạm, ví dụ, với thiết bị gá không đượcnhận biết tự động. Để kiểm tra lại chương trình NC, phần lớn trong các hệđiều khiển CNC có tích hợp các mô phỏng, nhờ nó mà các chuyển động của dụng cụ được biểu diễn.

lap-trinh-nc

Khi lập trình bằng máy, người lập trình được trợ giúp bởi hệ thống lập trình. Hệ thống này đảm nhiệm công việc thường gây ra lỗi khi lập trình bằng tay, ví dụ, tính tọa độ và thông số cắt.

Sự khác nhau về mặt nguyên lý của lập trình bằng máy so với lập trình bằng tay là: không phải hành trình của dụng cụ cắt được mô tả theo từng bước một, mà là chi tiết cần trông như thế nào sau khi gia công. Vì thế sự tách bạch giữa dữ liệu hình học và dữ liệu công nghệ được tính toán trước.

Quả trình xây dụng một chương trình NC bằng máy được mô tả như sau:

  1. Bước thứ nhất. Chi tiết được mô tả hình học. Hình dạng sau khi gia công và cả dạng phôi.
  2. Xác định từng bước gia công. Hệ thống lập trình trợ giúp người lậptrình, xem xét tất cả các dụng cụ có thể sử dụng và chọn ra cái thích hợp, tính toán tự động các dữ liệu cắt cần thiết.
  3. Cuối cùng tạo ra một chương trình NC cho máy CNC riêng biệt với một hệ điều khiển CNC cụ thể mà sau đó có thể truyền tải tới máy này.

Lập trình CNC có thể tiến hành với các phương pháp khác nhau ờ các địa điểm khác nhau. Sơ đồ hình 183 trình bày tổng thể các khả năng này:

Comments