Học Chi Tiết Máy Bài 14 :Chỉ tiêu chịu dao động của chi tiết máy

Trong kết cấu của máy, mỗi chi tiết máy là một hệ dao động có tần số dao động riêng ω0. Nếu chi tiết máy dao động quá mức độ cho phép, sẽ gây nên rung lắc giảm độ chính xác làm việc của chi tiết máy và các chi tiết máy khác. Động thời gây nên tải trọng phụ, làm cho chi tiết biến dạng lớn, có thể dẫn đến phá hỏng chi tiết máy. Hoặc gây tiếng ồn lớn, tiếng ồn khó chịu.
Khi khởi động máy, các chi tiết máy bắt đầu dao động tư do. Trong quá trình làm việc, nếu như không có nguồn dao động tác động vào chi tiết máy, thì dao động tự do của chi tiết máy sẽ tắt dần sau một vài phút. Nếu chi tiết máy chịu tác dụng của một nguồn gây dao động, thì nó sẽ dao động cưỡng bức.
Nguồn gây dao động thông thường là các chi tiết máy quay có khối lượng lệch tâm, các chi tiết máy chuyển động qua lại có chu kỳ, hoặc do các máy xung quanh truyền đến. Biên độ dao động của nguồn càng lớn thì chi tiết máy dao động càng nhiều, đặc biệt là khi tần số của nguồn bằng hoặc gần bằng với tần số riêng ω0, lúc đó chi tiết máy dao động rất mạnh (hiện tượng cộng hưởng).
Chi tiết máy đủ chỉ tiêu chịu dao động, khi biến độ dao động của nó nhỏ hơn biên độ cho phép. Trong thực tế, việc xác định chính xác biên độ dao động của một chi tiết máy là rất khó khăn. Do đó, việc tính tóan đủ chỉ tiêu chịu dao động đựợc thay thế bằng việc tìm các biện pháp để hạn chế dao động của chi tiết máy.

 

Các biện pháp hạn chế dao động của chi tiết máy, có thể kể đến là:
  • Triệt tiêu các nguồn gây dao động: bằng cách cân bằng máy, hạn chế sử dụng các qui luật chuyển động qua lại trong máy, cách biệt máy với các nguồn rung động xung quanh.
  • Cho chi tiết máy làm việc với số vòng quay khác xa với số vòng quay tới hạn (ứng với tần số riêng ω0) để tránh cộng hưởng
  • Thay đổi tính chất động lực học của hế thống, để làm thay đổi tần số riêng ω0.
  • Dùng các thiết bị giảm rung.

Comments