Thiết kế công nghiệp_Bài 1: Công việc thiết kế các sản phẩm công nghiệp

thiet-ke-may-01

I) CÔNG VIỆC THIẾT KẾ – NGHỀ THIẾT KẾ

Công việc thiết kế các sản phẩm công nghiệp có hai nhiệm vụ chính:

  • Thiết kế ra những sản phẩm theo yêu cầu của đời sống và sản xuất,
  • Hoàn thiện sản phẩm, thoả mãn tối đa những yêu cầu: kỹ thuật – kinh tế – sử dụng –
    thẩm mỹ đề ra đối với những sản phẩm đó.

Công việc thiết kế có từ bao giờ? khi loài người bắt đầu tạo ra công cụ thồ sơ từ thời
kỳ đồ đá thì đã bắt đầu có “công việc thiết kế”, đã xuất hiện những “nhà thiết kế nguyên
thuỷ” trong các bộ lạc đầu tiên của loài người, ít nhất “các nhà thiết kế” này đã phải tư duy
và có những ý tưởng về một loại công cụ, chọn đá, gia công và tạo ra những dụng cụ, vũ khí
bằng đá dù là rất thô sơ. Ngay từ thuở nguyên thuỷ đó trong một bộ lạc, không phái tất cả
mọi người đều tạo ra được dụng cụ hoặc vũ khí, mà chỉ có một số ít người làm được – như
vậy “Nghề thiết kế” đã hình thành từ rất xa xưa trong xã hôi loài người. Trong suốt quá trình
phát triển, loài người đã tạo ra bao công trình vĩ đại, biết bao loại máy móc, thiết bị từ đơn
giản như máy bắn đá đến tên lửa hành trình, từ “Con ngựa thành Tơroa” đến xe tăng, hàng
không mẫu hạm, tất cả những sản phẩm đó, trước hết phải bắt đẩu bằng “công việc thiết kế”.

Nghề thiết kế – một nghề có lịch sử lâu đời, có vị trí quan trọng trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Trong bất kỳ một ngành nghề nào: xây dựng, chế tạo máy, sản
xuất ôtô, điện tử hàng không, hàng hải, đồ gỗ, dệt may v.v… thiết kế sản phẩm vẫn là khâu
khởi đầu quan trọng trong quá trình sản xuất.

Ở Việt Nam trong một thời gian dài việc đào tạo kỹ sư của các ngành công nghiệp (trừ
ngành xây dựng và hàng hải) được thực hiện bằng một chương trình đào tạo kỹ sư chung
chung, trong nội dung học có đề cập tới việc thiết kế, nhưng chỉ dừng lại ở thiết kế đồ án
môn học và thiết kế đồ án tốt nghiệp. Trong các đồ án đó việc thiết kế chủ yếu luyện tập
phẫn tính toán chuyên môn, giải quyết một bài toán, một vấn đề cụ thể của chuyên ngành
chứ không trang bị cho người kỹ sư một lý thuyết thiết kế tổng quan, không trang bị cho
người kỹ sư một phương pháp tư duy, một ý thức sáng tạo trong thiết kế. Mặt khác, quan
niệm của chúng ta về “công việc thiết kế” cũng chưa đúng đắn, không đầy đủ, do vậy rất
nhiều người cho rằng: đã là kỹ sư ai cũng thiết kế được!

Sự thật không phải như vậy, nghề thiết kế đòi hỏi người kỹ sư thiết kế một số tư chất
riêng (riêng không có nghĩa là cao hơn hoặc đặc biệt hơn các tư chất khác) có thể là:

  • – Khả năng tư duy trừu tượng tốt (có khả năng hình thành trong trí tưởng tượng hình
    ảnh của cơ cấu, kết cấu chi tiết hoặc hình dạng sản phẩm trước khi nó được vẽ ra).
  • – Khả năng tổng hợp, khái quát hoá các vấn để tốt.
  • – Khá năng sáng tạo có tính táo bạo và một chút mơ mộng.
  • – Tấc phong làm việc: thận trọng, tỉ mỉ, luôn tự phản biện. Lấy quy luật “phủ định cúa
    phủ định” làm nguyên tắc phát triển nghể nghiệp.

Kinh nghiệm bản thân của nhiều người trong chúng ta cũng thấy rằng: Bạn bè và
những đồng nghiệp của chúng ta cùng học một lớp, một khoa, một trường ra, nhưng khả
năng mỗi người lại rất khác nhau: người giảng dạy tốt, người thì giỏi về công nghệ, người thỉ
giỏi vể thiết kế V V…

NGHỂ THIẾT KẾ – thật sự là một nghê trong nhiểu ngành sản xuất,

Comments