Học Chi Tiết Máy Bài 92:Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít

Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít:

Hình dạng và kích thước của bô truyền trục vít – bánh vít được xác định qua các thông sô hình học chủ yếu dưới đây (Hình 14-2, 14-5, 14-6). Các thông số thuộc bánh vít được xác định trong mặt phẳng chính của bánh vít.
– Mô đun của rặng bánh vít, kỳ hiệu là m, đơn vị đo là Tương tự như bánh răng nghiêng, bánh vít có mô đun xác định trên mặt phẳng mút m, và trên mặt phẳng pháp mn. Giá trị của mô đun m được lấy theo dãy số tiêu chuẩn. Mô đun pháp mn = m.cosp.
Ví dụ: m =1; 1,25; (1,5); 1,6; 2; 2,5; (3); (3,5); 4; 5; (6); 6,3; (7); 8; 10; 12,5; 16; (18); 20; 25.
– Hệ số đường kính của trục vít, ký hiệu là Giá trị của q cũng được tiêu chuẩn quy định. ứng với mỗi giá trị m có một vài giá trị q, với mục đích giảm sồ lượng dao sử dụng gia công bánh vít. Ví dụ:
q = 6,3; (7,1); 8; (9); 10; (11,2); 12,5; (14); 16; (18); 20; (22,4); 25.
Các giá trị của m và q được dùng trong thực tế ghi trong bảng dưới đây:

hoc-chi-tiet-may-54-7

– Số mối ren của trục vít z1 (cũng có thể gọi là răng của trục vít), sô răng của bánh vít z2. Giá trị của z1 được tiêu chuẩn hoá, thường dùng các giá trị z1 = 1, 2, 4. Số răng bánh vít nên lấy z2 > 28.
– Hệ số chiều cao đỉnh răng ha*, lấy tương tự như bánh răng, thường dùng ha* = 1.
– Hệ số khe hở chân rẳng C*, lấy tương tự như bánh rẳng, thường dùng C* = 0,2.
– Hệ số dịch dao của trục vít X1, và của bánh vít x2. Giá trị hệ số dịch dao thường dùng -1 <= x1 <= 1, và x2 = – X1.
– Góc prôfil thanh răng sinh α, còn được gọi là góc áp lực trên vòng tròn chia, thường dùng giá trị α = 200.
– Góc ăn khớp αw, độ. Là góc làm bởi đường tiếp tuyến chung của hai vòng lăn với đường ăn khớ Trong bộ truyền trục vít, thường dùng xt = x1 + x2 = 0, nên αw = α.
– Đường kính vòng tròn chia d1 và d2, mm. có quan hệ d1 = m.q, d2 = m.z2.
– Đường kính vòng tròn lăn dw1 và dw2, mm. Các bộ truyền trục vít thường dùng,
có d1 = dw1 và d2 = dw2.
– Đường kính vòng tròn chân răng df1 và df2, mm.
– Đường kính vòng tròn đỉnh ren da1 và vòng đỉnh răng da2, mm.
– Đường kính vòng tròn lớn nhất của bánh vít, da2max.
– Chiều cao răng h, mm. có quan hệ h = (2.ha* + c*).m = (da – df) / 2.
– Khoảng caáh trục aw, là khoảng cách giữa tâm trục vít và bánh vít; mm. Khoảng cách trục được tính aw = (d1+d2)/2 = (q+z2).m/2.
Khoảng cách trục aw có thể lấy theo dãy số tiêụ chuẩn. Ví dụ: 40; 50; 63; 80; 100; 125; 160; 180; 200; 225; 250;
280; 315; 355; 400; 450; 500.
– Chiều dày đỉnh răng Sa2, mm.
Thường dùng Sa2 > 0,3.m.
– Chiều dày chân răng Sf2, mm. Kích thước Sf2 liên quan trực tiếp đến hiện tượng gây ră
– Bước răng trên vòng tròn chia của bánh vít p, mm. Bước ren của trục vít pr. Trong một bộ truyền trục vít phải có
pr = p.
– Bước của đường xoắn vít λ. Có quan hệ λ = Z1 p
– Góc nâng của ren trục vít  γ, độ, thường dùng giá trị trong khoảng 5°÷20°.
Góc nghiêng của răng bánh vít β. Thường dùng bộ truyền có β = γ.
– Chiều dài phần cắt ren của trục vít B1, còn được gọi là chiều rộng trục vít; chiều rộng vành răng của bánh vít B2, mm.
Khi Z1 =1 hoặc 2, lấy B2 = 0,75.da1
Khi Z1 =4, lấy B2 = 0,67.da1
– Khoảng cách giữa hai gối đỡ trục vít l1, mm.
– Góc ôm của bánh vít trên trục vít 2δ, thường lấy 2δ ≈ 2.B2/(da1– 0,5.m). Giá trị góc 2 δ thường dùng trong khoảng 900 đên 1200.

 

 

Comments