Học Chi Tiết Máy Bài 66:Đường cong trượt và đường cong hiệu suất trong bộ truyền đai

Đường cong trượt và đường cong hiệu suất:

Để nghiên cứu ảnh hưởng của sự trượt trong bộ truyền đai đến hiệụ suát truyền động, và mất vận tốc của bánh đai bị dẫn. Người ta tiến hành các thí nghiệm,
xây dựng đường cong biểu diễn quan hệ giữa hệ số trượt ξ, với hệ số kéo ψ, giữa hiệu suất ηvới hệ số kéo.
Đồ thị của hàm số trong hệ tọa độ vuông góc Oψξ, gọi là đường cong trượt.
Đồ thị của hàm số η(ψ) trong hệ tọa độ vuông góc Oψη gọi là đường cong hiệu suất (Hình 11-9).

 

hoc-chi-tiet-may-37-8

Quan sát đường cong trượt và đường cong hiệu suất trên Hình 11-9 ta nhận thấy:
+ Khi hệ số kéo thay đổi tư 0 đến ψ0, lúc này trong bộ truyền chỉ có trượt đàn hồi, hệ số trượt ξ, tăng, đồng thời hiệu suất η cũng tăng.
+ Khi ψ biến thiện từ ψ0 đện ψ max hệ số trượt tăng nhanh, lúc này trong bộ truyền đai có trườt trơn từng phần, hiệu suất của bộ truyền giảm rất nhanh.
+ Khi ψ = ψ max bộ truyền trượt trơn hoàn toàn, hiệu suất bằng 0, còn hệ số trượt bằng 1.
+ Tại giá trị ψ = ψ 0 bộ truyền có hiệu suất cao nhất, mà vẫn chưa có hiện tượng trượt trơn từng phần. Lúc này bộ truyền đã sử dụng hết khả năng kéo. Đây là trạng thái làm việc tốt nhất của bộ truyền. Giá trị ψ 0 gọi là hệ số kéo tới hạn của bộ truyền.
+ Khi tính thiết kế bộ truyền đai, cố gắng để bộ truyền làm việc trong vùng bên trái sát với đường ψ = ψ0.
+ Do có trượt nên số vòng quay n2 của trục bị dẫn dao động, tỷ số truyền u của
bộ truyền cũng không ổn định.

hoc-chi-tiet-may-37-9

 

Comments