Học Chi Tiết Máy Bài 15 :Giới thiệu độ tin cậy của chi tiết máy

hoc-chi-tiet-may-13-1

 Những vấn đề chung:

– Độ tin cậy là mức độ duy trì các chỉ tiêu khả năng làm việc của máy, chi tiết máy trong suốt thời gian sử dụng theo quy định.
Nói cách khác, trong suốt thời gian sử dụng, máy và chi tiết máy ít xảy ra hỏng hóc, tốn ít thời gian hiệu chỉnh sửa chữa, thì độ tin cậy của máy, chi tiết máy được đánh giá là cao.
– Độ tin cậy là một trong các đặc trưng quan trọng nhất của máy và chi tiết máy, nó là thông số thể hiện chất lượng của máy tốt hay xấu, được người sử dụng ưa chuộng hay không. Trong nền sản xuất cơ khí hoá và tự động hóa độ tin cậy càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mỗt chi tiết, thiết bị nào đó có độ tin cậy thấp, hay xảy ra hỏng hóc, sẽ làm đình trệ cả dây truyền sản xuất, cả phân xưởng sản xuất, thậm chí của cả xí nghiệp.

– Độ tin cậy của máy, chi tiết máy được đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

+ Xác suất làm việc không hỏng hóc, ký hiệu là R. Giá trị R của máy và chi tiết máy càng lớn, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng cao.
+ Xác suất làm việc hỏng hóc, ký hiệu là F. Giá trị F càng lớn, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng thấp.
+ Cường độ hỏng hóc, ký hiệu là λ(t). Là xác suất làm việc hỏng được tính tại một thời điểm trong thời gian làm việc của máy. Tại những thời điểm có λ(t) thấp, máy và chi tiết máy làm việc có đô tin cậy cao.
+ Thời gian làm việc trung bình cho đến lần hỏng đầu tiên, ký hiệu là tH. Gía trị tH càng cao, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng cao.
+ Hệ số sử dụng của máy, ký hiệu là KSd. Giá trị Ksd càng cao, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng cao.
Chỉ tiêu tH và Ksd thường dùng để đánh giá độ tin cậy cho các máy hay xảy ra hỏng hóc, nhưng sau khi điều chỉnh hoặc sửa chữa nhỏ thì lại có thể làm việc bình thường.

Comments