Học Chi Tiết Máy Bài 143:Tính ổ trượt theo điều kiện chịu nhiệt

Nhiệt lượng sinh ra trong ổ trượt do tổn thất ma sát gây nên. Nhiệt độ làm việc θlv, được tính theo phương trình cân bằng nhiệt lượng.

Ω = Ω 1 + Ω 2

Trong đó:

Ω là nhiệt lượng sinh ra trong một giờ, kCal/h,

Ω = 860.(1-η).P1

Ω 1 là nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh trong một giờ, kCal/h,

hoc-chi-tiet-may-69-8

Ω 2 là nhiệt lượng tải ra bên ngoài qua thiết bị làm mát, kCal/h. Giá trị của Ω 2 được ghi trên thiết bị làm mát.

At là diện tích bề mặt thoát nhiệt ra môi trường xung quanh, m2. Giá trị của At bao gồm diện tích các bề mặt tiếp xúc với không khí lưu thông, và 25 % diện tích các bề mặt giáp tường, mặt đáy hộp.

Kt là hệ số toả nhiệt, kCal/(h.m2.0C). Có thể lấy Kt = 7,5 ÷ 15 tùy theo tốc độ lưu thông của không khí.

θ0 là nhiệt độ môi trường xung quanh. có thể lấy θ0 = 300c ÷ 400c.

Từ phương trình trên, rút ra công thức:

hoc-chi-tiet-may-69-9

Giá trị nhiệt độ cho phép [θ] được chọn theo loại dầu bôi ổ trượt.

Bài toán kiểm tra điều kiện chịu nhiệt của ổ được thực hiện như sau:

– Tính nhiệt độ làm việc của ổ  θlv, có thể dùng công thức 19-8.

– Xác định nhiệt độ cho phép [θ].

– So sánh θlv và [θ], kết luận. Nếu θlv =<[θ], bộ truyền thoả mãn điều kiện chịu nhiệt. Nếu θlv > [θ], thì phải tìm cách xử lý để ổ thoả mãn điều kiện chịu nhiệt.

Các cách xử lý:

– Nếu nhiệt độ chệnh lệch không nhiều, có thể chọn lại chất bôi trơn để tăng giá trị của [θ] lên.

– Làm các cánh tản nhiệt để tăng diện tích tỏa nhiệt At.

-Có thể dùng quạt gió, phun nước để tăng giá trị hệ số toả nhiệt Kt.

-Nếu dùng các cách trên không được, thì phải dùng thiết bị làm mát tải nhiệt ra ngoài, tăng giá trị Ω2.

 

 

Comments