thiết kế công nghiệp_Bài 24: Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho các sản phẩm công nghiệp

Chương 5  MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ TẠO DÁNG
                      VÀ THẨM MỸ CHO SẢN PHAM CÔNG NGHIỆP

  • KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG xu HƯỚNG TRONG THIẾT KÊ TẠO DÁNG

Thiết kế tạo dáng và thẩm mỹ cho các sản phẩm công nghiệp là làm cho chúng có một
vẻ đẹp thích hợp nhất.

Vậy trước khi nói về tạo dáng và thẩm mỹ công nghiệp, chúng ta hãy xem xét về “vẻ
đẹp của một vật thể”. Vật thể ở đầy là một phạm trù rộng có thể là: ngọn núi, cái cây, cái xe
đạp, cái ôtô v.v„. Thế giới tồn tại hàng hà sa số vật thể, vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.
Thế giới cũng tồn tại nhiều quốc gia; nhiều dân tộc, chủng tộc; nhiều tôn giáo; nhiều quan
điểm triết học – chính trị; nhiêu tầng lớp xã hôi; nhiều lứa tuổi. Thế giới còn tồn tại cả giới
tính. Nhưng thế giới rất thống nhất với nhau trong việc đánh giá vẻ đẹp của một vật thể, do
đó loài người đã chọn ra trong hằng hà sa số vật thể đó được những ngọn núi đẹp, những pho
tượng đẹp, những công trình kiến trúc đẹp, những chiếc ôtô đẹp v.v… cả những vật thể nhỏ
bé như cành đào đẹp, cây thế đẹp, hòn non bộ đẹp, bình gốm đẹp, cái bàn đẹp, cái ghế đẹp
v.v… Ngưòtì ta có thể thống nhất với nhau trong việc xác định vẻ đẹp của vật thể vì trong bản
thân mồi vật thể tồn tại một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến giá trị thẩm mỹ –
vẻ đẹp của nó, đó là “Dáng”,

Trong mỹ học, văn học, cả trong đời sống thường nhật của xã hội người ta hay dùng
các từ ngữ: cân đối, hài hoà, hùng vĩ, sừng sững, uy nghi, mành mai, thướt tha v.v… để tả về
đẹp của một vật thể nào đó. Tất cả những từ ngữ đó đều cho thấy rằng: cảm nhận trước hết
của con người đối với mọi vât thể là “dáng” của chúng, như dân gian thường nói: “đập vào
mắt người ta là hình dáng”.

Trong nhiều lĩnh vực mỹ học người ta dùng nguyên tác:

Nhất : dáng
Nhì    : da (màu sắc)

Ba      : đường nét

Để đánh giá, so sánh vẻ đẹp các vật thể. vẻ đẹp của các sản phẩm công nghiệp cũng không
nằm ngoài quy luật trên. Hình dáng sản phẩm là nhân tố quyết định chất lượng thẩm mỹ của nó.

Tuy thế giới có thể thống nhất vớí nhau vể chuẩn mực đánh giá vẻ đẹp của một vật
thể, nhưng thiêt kế tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp lại có những xu hướng
khác nhau. Cho đến nay trong công nghiệp tổn tại hai xu hướng chính,

  • Xu hướng “Trang trí sản phẩm”

Theo xu hướng này việc tạo dáng và thẩm mỹ cho sản phẩm công nghiệp là dùng hình
dáng, màu sắc, đường nét để “làm vỏ” cho sản phẩm, trang trí và tạo vẻ đẹp cho sản phẩm
không liên quan đến kết cấu, công dụng hoặc chức năng của sản phẩm,

Xu hướng thiết kế này phát triển mạnh vào những năm 20 – 30 thế kỷ 20, ngưòi ta có
thể thấy rõ nhất, điển hình cho xu hướng này là những chiếc ôtô du lịch sản xuất vào thơi kỳ
đó. Hình 5.1-la. Toàn bộ vỏ xe được tạo bởi những đường cong uốn lượn cầu kỳ mà công
nghệ làm khuôn dập những chi tiết đó không đơn giản, ngoài ra vỏ xe và nội thất xc còn
được trang trí những đường điểm hoa văn bằng đồng rất diêm dúa, khác hẳn nhưng xe ôtô
các thế hệ sau. Tất nhiên, những chiếc xe đó có vẻ đẹp riêng của chúng, đến nay một số loại
“xe chơi” đắt tiền vẫn làm phỏng theo các dáng xe đó.

  • Hình dáng, thẩm mỹ của các sản phẩm công nghiệp: luôn gắn bó hữu cơ với kết
    cấu, công dụng, chức nâng của chúng, đáp ứng được những nhu cẩu về vỏ đẹp hiện đại cần
    thiết của con người. Ví dụ: những chiếc ốtô ngày nay có hình dáng khác hẳn kiểu dáng trước
    đây – hình 5.1-lb, c – không có hình dáng phức tạp, không có những đường cong cẩu kỳ,
    chúng mang một vẻ đẹp khác, chắc chắn, mạnh mẽ, hình dáng xe thể hiện cho thời đại tốc
    độ cao.

xe-o-toodo

Trải qua một quá trình phát triển của nền công nghiệp thế giới, qua sự chọn lọc thẩm
mỹ của nhiều thế hệ các nhà thiết kế, qua việc giải quyết hài hoà tối ưu giữa yêu cẩu vẻ đẹp
với tính kinh tế, xu hướng thứ hai vẫn là xu hướng chủ đạo của các nhà thiết kế hiện nay.

Comments