Học Chi Tiết Máy Bài 39:Giới thiệu mối ghép hàn và các loại mối hàn

1.Giới thiệu chung:

Hai tấm ghép kim loại được ghép với nhau bằng cách nung phần tiếp giáp của chúng đến trạng thái chảy, hoặc nung phần tiếp xúc của chúng đến trạng thái dẻo và ép lại với nhau, sau khi nguội lực liên kết phân tử ở chỗ tiếp xúc sẽ không cho chúng tách rời nhau. Mỗi ghép như váy gọi là mối hàn.

 

Có nhiều phương pháp tạo mối hàn:

+Hàn hồ quang điện: Dùng nhiệt lượng của ngọn lửa hồ quang điện đốt cháy vật liệu tấm ghép tại chỗ tiếp giáp, và đốt cháy vật liệu que hàn để điền đầy miệng hàn. Que hàn và tấm hàn được nối với nguồn điện (Hình 7-1).

hoc-chi-tiet-may-26-7

+ Hàn hơi: Dùng nhiệt lượng của hơi đốt làm nóng chảy vật liệu tấm ghép ở chỗ tiếp giáp và nung chảy dây kim lọai bổ xung đễ điền đầy miệng hàn (Hình 7-2).

hoc-chi-tiet-may-26-8

+ Hàn vẫy: Không nung chảy kim loại cảu tấm ghép, mà chỉ nung chảy vật liệu que hàn hoặc dây kim loại.
+ Hàn tiếp xúc: Nung kim loại ở chỗ tiếp xúc của hai  tấm ghép đến trạng thái dẻo bằng năng lượng của dòng điện hoặc công của lực ma sát, ép chúng lại với nhau bằng một lực ép lớn (Hình 7-3).

hoc-chi-tiet-may-26-9

 

2.Các loại mối hàn:

Tùy theo công dụng, vị trí tương đối của các tấm ghép, hình dạng của mối hàn, người ta phân chia mối hàn thành các loại sau:
-Mối hàn chắc: chỉ dùng để chịu tải trọng,
-Mối hàn chắc kín: dùng để chịu tải trọng và đảm bảo kín khít,
-Mối hàn giáp mối: đầu hai tấm ghép tiếp giáp nhau, hàn thấu hết chiều dày của tấm ghép (Hình 7-4).

hoc-chi-tiet-may-27-1

-Mối hàn chống: hai tấm ghép có một phần chồng lên nhau (Hình 7-5),

hoc-chi-tiet-may-27-2

-Mối hàn góc: hai tấm ghép không nằm song song với nhau, thường có bề mặt vuông góc với nhau. Mối hàn góc có hai loại: mối hàn góc theo kiểu hàn giáp mối (Hình 7-6, a), và mối hàn góc theo kiểu hàn chống (Hình 7-6, b).
hoc-chi-tiet-may-27-3-Mối hàn dọc: phương của mối hàn song song với phương của lực tác dụng,
-Mối hàn ngang: phương của mối hàn vuông góc với phương của lực tác dụng,
-Mối hàn xiên: phương của mối hàn không song song và không vuông góc với phương của lực tác dụng
-Mối hàn điểm: là mối hàn tiếp xúc, dùng để hàn các tấm ghép mỏng, các điểm hàn thường có dạng hình tròn (Hình 7-7, a).
-Mối hàn đường: là mối hàn tiếp xúc, dùng để hàn các tấm ghép rất mỏng, mối hàn là một đường liên tục (Hình 7-7, b).

hoc-chi-tiet-may-27-4

 

 

Comments