Học Chi Tiết Máy Bài 38:Tính mối ghép nhóm nhiều bulong và xác định ứng suất cho phép

1.Tính mối ghép nhóm bu lông:

Cũng như mói ghép nhóm đinh tán, người ta có thể sử dụng nhiều bu lông trong một mối ghép. Khi tải trọng tác dụng lên mối ghép, các bu lông trong môi ghép chịu lực không đều nhau. Song kích thước của các bu lông được chọn như nhau, để thuận tiện cho việc gia công và lắp ráp mối ghép.
Kích thước chủ yếu của mối ghép nhóm bu lông (Hình 6-17), bước bu lông pb, khỏang cách giữa hai hàng pb1, khỏang cách giữa bu lông đến biên tấm ghép e và e1, được lấy tương tự như trong mối ghép đinh tán ghép chồng.

hoc-chi-tiet-may-26-6

Cách giải bài toán kiểm tra bền và thiết kế mối ghép nhóm bu lông chịu lực, chịu mô men, được tiến hành tương tự như tính mối ghép nhóm đinh tán. Chúng ta cần xác định lực Fbmax tác dụng lên bu lông chịu lực lớn nhất. Kiểm tra bền mối ghép hoặc thiết kế bu lông theo lực Fbmax này.
Khi mối ghép chịu đồng thời nhiều lực và mô men, ta xét riêng tác dụng của từng tải trọng để tính các ứng suất thành phần. Ứng suất tổng cộng sẽ bằng tổng của các ứng suất thành phần.

 

2.Xác định ứng suất cho phép:

Ứng suất cho phép [σ k] của bu lông, vít, vít cấy có thể lấy như sau:
-Các bu lông không xiết chịu lực dọc trục, lấy [σ k] = 0,6. σ ch , σ ch là giới hạn chảy của vật liệu chế tạo bu lông.
-Các bu lông xiết chặt chịu tải trọng không đổi,
có kiểm tra lực xiết, lấy [σ k] = σ ch / (1,2÷1,5); không kiểm tra lực xiết, lấy [σ k] = σ ch / (3÷4);
-Các bu lông xiết chắt chịu tải trọng thay đổi,
co kiểm tra lực xiết, [σ k] = σ ch / (1,5÷2,5);
không kiểm tra lực xiết, lấy [σ k] = σ ch / (3÷4).

 

Comments