Học Chi Tiết Máy Bài 37:Tính mối ghép bulong chịu đồng thời lực dọc và lực ngang

Tính bu lông xiết chặt chịu đồng thời lực dọc và lực ngang:

Xét mối ghép chịu lực như trên Hình 6-16. Lực F được chia thành 2 phần: lực dọc Fd và lực ngang Fn.

hoc-chi-tiet-may-25-9

Nhận xét: Mối ghép không bị phá hỏng, khi các tấm ghép không bị trượt, không bị tách hở, và bu lông không bị hỏng. Có nghĩa là mối ghép phải thõa mãn các điều kiện Fms > Fn
σ < =[ σ k]
áp dụng kết quả tính toán mối ghép bu lông
chịu lực ngang, chịu lực dọc, đã trình bày ở trên, để
giải quyết các bài toán trong phần này.
Bài toán kiểm tra bền được thực hiện theo các bước:
+ Tra bảng để có giá trị d1 và [σ k].
+ Giả sử các tấm ghép không bị trượt, ta tính được lực xiết cần thiết Vc:

hoc-chi-tiet-may-26-1

+ Tính ứng suất sinh ra trong thân bu lông:

hoc-chi-tiet-may-26-2

+ So sánh σ và [σ k], kết luận:
Nếu σ > [σ k], mối ghép không đủ bền.
Nếu σ << [σ k], mối ghép quá dư bền, có tính kinh tế thấp.
Nếu σ <= [σ k], mối ghép đủ bền.

 

Bài toán thiết kế được thực hiên như sau:

+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng để có [σ k].
+ Giả sử các tấm ghép không bị trượt, ta tính được lực xiết cần thiết Vc:

hoc-chi-tiet-may-26-3

+ Tính đường kính cần thiết của chân ren,

hoc-chi-tiet-may-26-4

+ Tra bảng tìm bu lông tiêu chuẩn, có đường kính d1 > d1C. Ghi ký hiệu của bu lông.

 

Comments