Học Chi Tiết Máy Bài 35:Tính mối ghép ren chịu lực ngang

Tính mối ghép ren chịu lực ngang:

Sau khi xiết chặt, cho mối ghép chịu lực F, vuông góc với đường tâm của bu lông (Hình 6-14)
Nhận xét: Mối ghép sẽ không bị phá hỏng, khi các tấm ghép không bị trượt so với nhau, tức là lực ma sát trên mặt tiếp xúc giữa chúng lớn hơn lực tác
dụng, Fms > F,
và không làm hỏng bu lông, σ < [σ K].

 

Bài toán kiểm tra bền mối ghép chịu lực ngang được thực hiện như sau:

+ Tra bảng để có giá trị d1 và [σk].
+ Giả sử các tấm ghép không bị trượt, ta tính được lực xiết cần thiết Vc:

hoc-chi-tiet-may-24-8

trong đó: f là hệ số ma sát, i là số bề mặt tiếp xúc của các tấm ghép trong mối ghép, K là hệ số tải trọng. Có thể lấy K = 1,3 ÷1,5.
+ Tính ứng suất sinh ra trong thân bu lông σ:

hoc-chi-tiet-may-24-9

+ So sánh σ và [σk], kết luận:
Nếu σ > [σ k], mối ghép không đủ bền.
Nếu σ << [σ k], mối ghép quá dư bền, có tính kinh tế thấp.
Nếu σ <= [σ k], mối ghép đủ bền.

 

Bài toán thiết kế mối ghép bu lông chịu lực ngang được thực hiện như sau:

+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng để có [σ k].
+ Giả sự các tấm ghép không bị trượt, tính Vc:              Vc = K.F/(f.i).
+ Giả sử bu lông không bị hỏng, tính đường kính cần thiết của tiết diện chân ren d1C:

hoc-chi-tiet-may-25-1

+ Tra bảng tìm bu lông tiêu chuẩn, có đường kính chân ren d1 > d1C. Ghi ký hiệu của bu lông.
+ Vẽ kết cấu của mối ghép.

Comments