Học Chi Tiết Máy Bài 32: Các dạng hỏng của mối ghép ren và chỉ tiêu tính toán

Khi xiết chặt bu lông và đai ốc, các vòng ren của bu lông và đai ốc tiếp xúc với nhau. Các vòng ren của đai ốc chịu lực xiết V. Các vòng ren trên bu lông chịu phản lực Ft (Hình 6-11). Trên mối ghép ren có thể xuất hiện các dạng hỏng sau:
+ Thân bu lông bị kéo đứt tại phần có ren, hoặc tại tiết diện sát mũ bu lông. Hoặc bị xoắn đứt trong quá trình xiết đai ốc.
+ Các vòng ren bị hỏng do cắt đứt ren, dập bề mặt tiếp xúc, hoặc bị uốn gãy. Nếu tháo lắp nhiều lần, các vòng ren có thể bị mòn.
+ Mũ bu lông bị hỏng do dập bề mặt tiếp xúc, cắt đứt, hoặc bị uốn gẫy.
Kích thước của mối ghép bu lông đã được tiêu chuẩn hóa, các kích thước được tính theo đường kính d với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở đảm bảo sức bền đều của các dạng hỏng. Do đó chỉ cần tính tóan để hạn chế một dạng hỏng là các dạng hỏng khác cũng không xảy ra. Thường người ta kiểm tra mối ghép ren theo điều kiện bền:

σ < [σk]                              (6-2)

hoc-chi-tiet-may-22-6

Trong đó σ là ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren của bu lông, có đường kính d1. [σ k] là ứng suất kéo cho phép của bu lông hoặc vít.
Điều kiện bền σ < [σ k] được dùng để tính tóan kiểm tra bền và thiết kế mối ghép ren. Nó được gọi là chỉ tiêu tính tóan của mối ghép ren ghép có khe hở.Bài này chủ yếu trình bày việc tính tóan mối ghép bu lông có khe hở.
Đối với các mối ghép dùng bu lông tinh, ghép không có khe hở, dạng hỏng chủ yếu của mối ghép là dập và cắt đứt thân bu lông. Chỉ tiêu tính tóan và phương pháp tính mối ghép tương tự như tính mối ghép đinh tán.

Comments