Học Chi Tiết Máy Bài 31:Hiện tượng tự nới lỏng và các biện pháp phòng lỏng

Khi chịu tải trọng rung động hoặc va đập, mối ghép ren bị nới lỏng ra, lực xiết V giảm dần, có khi bằng không. Đây là hiện tượng tự nới lỏng. Hiện tượng tự nới lỏng được giải thích như sau:
+ Ta xiết bu lông và đai ốc bằng mo men xoắn T, các tấm ghép bị ép lại bởi lực xiết V. Quan hệ giữa T và V được xác định như sau:
T= V.tg(γ + p’).d2/2 + V.f.dtx /2                                   (6-1)
Trong đó p’ là góc ma sát tương đương, f là hệ số ma sát trên mặt tiếp xúc giữa đai ốc và vòng đệm, dtx là đường kính trung bình của bề mặt tiếp xúc giữa đai ốc và vòng đệm.
+ Khi bị ép, các tấm ghép tác dụng lên bu lông và đai ốc một phần lực đẩy Ft, phần lực Ft = V. Do có tính chất tự hãm (y < p’), nên phản lực Ft không thể làm bu lông và đai ốc xoay để nới lỏng mối ghép ra được.
+ Muốn tháo mối ghép ra, cần phải xoay đai ốc và bu lông theo chiều tháo ra bằng mô men xoắn Tr = Ft.tg(p’ – γ).d2/2 + Ft.f.dtx /2. Lực Ft càng lớn, thì cần momen xoay ra Tr càng lớn. Trường hợp Ft bằng 0, đai ốc có thể xoay tự do.
+ Khi chịu tải trọng va đập hoặc rung động, có những thời điểm các tấm ghép tự ép chặt vào nhau, không còn phản lực Ft đẩy lên bu lông và đai ốc nữa (Ft = 0). Vào thời điểm này, do rung động đai ốc có thể xoay qua, xoay lại. Bị tấm ghép cản trở, đai ốc không xoay vào được. Đai ốc co thể tự do xoay theo chiều mở ra. Tích lũy rất nhiều thời điểm như thế làm cho đai ốc bị nới lỏng dần ra.
+ Một lý do khác góp phần làm mối ghép tự nới lỏng là: do rung động hệ số ma sát trên bề mặt tiếp xúc của ren giảm đáng kể, góc ma sát tương đương p’ giảm, điều kiền tự hảm trong mối ghép có những thời điểm không đảm bảo, vào thời điểm đó đai ốc có thể bị đẩy ra một chút.

 

Biện pháp phòng nới lỏng. có thể phòng lỏng bằng hai cách:

-Tạo phản lực phụ Fph luôn luôn đẩy bu lông và đai ốc:
+ Dùng hai đai ốc (đai ốc công). Hai đai ốc luôn đẩy nhau bằng lực phụ Fph.
+ Dùng đệm vênh. Đệm vênh giống như một lò xo, luôn đẩy vào đai ốc một lực phụ Fph.
-Ngăn cản không cho bu lông và đai ốc xoay tương đối với nhau:
+ Dùng đệm gấp. Vấu của đệm nằm trong rãnh trên thân bu lông, góc của đệm gấp vào một mặt của đai ốc, sẽ hạn chế chuyển động xoay tương đối giữa bu lông và đai ốc.
+ Dùng đệm cánh. Vấu của đệm nằm trong rãnh trên thân bu lông, một cánh của đệm gấp vào rãnh trên đai ốc, sẽ hạn chế chuyển động xoay tương đối giữa bu lông va đai ốc.
+ Núng, tán đầu bu lông hoặc hàn dính đai ốc với thân bu lông, hạn chế không cho đai ốc chuyển động xoay ra, nới lỏng mối ghép.

hoc-chi-tiet-may-22-4

 

Comments