Học Chi Tiết Máy Bài 24: Tính mối ghép đinh tán chịu lực ngang

Tính mối ghép chắc chịu lực ngang

Kiểm tra mối ghép chắc chịu lực ngang, được thực hiện theo trình tự sau:

-Tính lực tác dụng lên một đinh tán: Khi mối ghép chịu lực ngang F, thực tế lực F phân bố không đều trên các đinh, do có sai lệch trong qúa trình chế tạo mối ghép và do biến dạng không đều của tấm ghép. Lực tác dụng lên một đinh Fđ đưọc tính gần đúng bằng:

Fđ = K.F / z

Trong đó:
z: số đinh lắp ghép, tính trên một tấm ghép.
K: hệ số kể đến sự phân bố tải trọng không đều cho các đinh, K = 1 ÷ 1,2 ; trường hợp lắp một hàng đinh, lấy K=1.

 

-Tính ứng suất cắt trên thân đinh:

hoc-chi-tiet-may-19-7

trong đó : i là số tiết diện chịu cắt của mỗi đinh. Ví dụ, ghép giáp mối một tấm đệm i=1, hai tấm đệm i=2.

 

-Xác định ứng suất cho phép: giá trị của [τđ] được tra bảng hoặc tính theo công thức kinh nghiệm, phụ thuộc vào cách tạo mối ghép và vật liệu đinh tán.
-So sánh τđ và [τđ], rút ra kết luận:
Nếu τđ> [τđ], mối ghép không đủ bền;
Nếu τđ < [τđ], môi ghép đủ bền;
Nếu τđ nhỏ hơn nhiều so với [Tđ], mối ghép quá đủ bền, không kinh tế.

 

Thiết kế mối ghép chắc chịu lực ngang, được thực hiện theo trình tự sau:

-Chọn vật liệu chế tạo đinh tán, phương pháp gia công lỗ trên tấm ghép, tra bảng để có giá trị [τđ].
-Xác định kích thứơc của đinh tán: Căn cứ vào chiều dày tấm ghép và kết cấu của mối ghép tính đường kính thân đinh d theo các công thức đa nêu ở trên, nên láy d theo dãy số tiêu chuẩ Xác định chiều dài của thân đinh l theo đường kính d.
-Tính số đinh tán z: Giả sử chỉ tiêu tính τđ < [τđ] thỏa mãn, ta có

hoc-chi-tiet-may-19-8

-Vẽ kết cấu của mối ghép: bố trí các đinh theo hàng, đảm bảo kích thước như đã nêu ở trên

 

Comments