Học Chi Tiết Máy Bài 132:Tính toán thiết kế trục theo chỉ tiêu gần đúng

Bài toán thiết kế trục theo chỉ tiêu gần đúng thực hiện như sau (Hình 18-11):

– Chọn vật liệu, cách nhiệt luyện, xác định ứng suất cho phép [σ].

– Xác định chiều dài của các đoạn trục:

+ Trong một số trường hợp, chiều dài của các đoạn trục được cho trước.

+ Trong đa số các trường hợp, chiều dài của các đoạn trục chưa biết. Vì chúng ta chưa biết chiều rộng của ổ, chiều dài may ơ của các chi tiết lắp trên trục; như bánh răng, bánh đai, đĩa xích, khớp nối.

Trong những trường hợp này chúng ta phải xác định kích thước đường kính sơ bộ của trục dsb.

Dựa vào kích thước dsb ta chọn ổ đở trục, biết được chiều rộng ổ, sẽ tính được chiều dài ngỗng trục.

Dựa vào kích thước dsb sẽ chọn được chiều dài của may ơ lmo của các chi tiết máy lắp trên trục, thông thường lấy lmo = (1-1,5).dsb;

Đường kính sơ bộ của trục dsb có thể xác định theo các cách sau:

*  Đối với trục có sổ vòng quaybằng vòng quay của động cơ điện, có thể lấy dsb bằng 0,8 ÷1,2 đường kính trục động cơ.

* Đường kính trục bị dẫn của bộ truyền trong hộp giảm tốc, có thể lấy dsb bằng 0,3÷0,35 giá trị khoảng cách trục.

* Các trường hợp khác tính theo công thức:

hoc-chi-tiet-may-66-6

Trong đó:

P là công suất trên trục, kW. n la số vòng quay của trục, v/ph. [τ] là ứng suất xoắn cho phép. có thể lấy [τ] = 20÷30 MPa, đối với trục của các hộp giảm tốc quan trọng có thể lấy [τ] = 12÷15 MPa.

 

– Xây dựng sơ đồ tính trụ Sau khi biết chiều dài của các đoạn truc, chúng ta xác định được vị trí của điểm đặt tải trọng.

– Đặt tải trọng lên sơ đồ tính trục.

– Phân chia tải trọng về hai mặt phẳng tọa độ. Tính phản lực gối tựa.

– Vẽ biểu đồ mo men uốn trong các mặt toạ độ, vẽ biểu đồ mô men xoắn.

– Giả sử chỉ tiêu 18-1 thoả mãn, tính đường kính tại các tiết diện thứ i của trục theo công thức:

hoc-chi-tiet-may-66-7

trong đó:

hoc-chi-tiet-may-66-8

– Vẽ kết cấu của trục. Đặt các kích thước tính được vào những đoạn trục tương ứng. Chọn các kích thước còn lại để hoàn chỉnh kết cấu trục đảm bảo lắp ghép thuận tiện và ít gây tập trung ứng suất.

Comments