Học Chi Tiết Máy Bài 11 :Chỉ tiêu độ bền mòn của chi tiết

hoc-chi-tiet-may-10-1

Chỉ tiêu độ bền mòn :

 

  -Khi hai bề mặt tiếp xúc có áp p, có trượt tương đối với nhau và có ma sát, thì bao giờ cũng có hiện tượng mòn. Áp suất càng lớn, vận tốc trượt tương đối càng lớn, hệ số ma sát càng lớn thì tốc độ mòn càng nhanh. Giữa áp suất p và quãng đường ma sát s có liên hệ theo hệ thức sau:

                                                                                           pms = hằng.

Số mũ m phụ thuộc vào hệ số ma sát f của các bề mặt tiếp xúc.
Giá trị của m lấy như sau:
khi có ma sát nữa ướt (f = 0,01 ÷ 0,09) lấy m = 3,
ma sát nữa khô (f = 0,1÷0,3) lấy m = 2,
ma sát khô hoặc có hạt mài giữa hài bề mặt tiếp xúc (f = 0,4 ÷ 0,9) lấy m = 1.
– Mòn làm mất đi một lượng vật liệu trên bề mặt chi tiết, kích thước dạng trục của chi tiết máy giảm xuống, kích thước dạng lỗ tăng lên, các khe hở tăng lên, làm giảm độ chính xác, giảm hiệu suất của máy. Khi kích thước giảm quá nhiều có thể dẫn đến chi tiết máy không đủ bền. Mòn cũng làm giảm chất lượng bề mặt chi tiết máy, giảm khả năng làm việc của máy, đồng thời đẩy nhanh tốc độ mòn.
– Chi tiết máy được coi là đủ chỉ tiêu bền mòn, nếu như trong thời gian sử dụng lượng mòn chưa vượt quá giá trị cho phép.
– Để đảm bảo độ bền mòn, chi tiết máy được tính theo công thức thực nghiệm sau:

hoc-chi-tiet-may-10-2

– Để nâng cao độ bền mòn của chi tiết máy, cần thực hiện bôi trơn bề mặt tiếp xúc đầy đủ, dùng vật liệu có hệ số ma sát thấp. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc để giảm áp suất. Chọn hình dạng chi tiết máy và quy luật chuyển động của nó hợp lý để vận tốc trượt tương đối là nhỏ nhất. Dùng các biện pháp nhiệt luyện bề mặt để tăng độ rắn, làm tăng áp suất cho phép của bề mặt.
– Ngoài ra để tránh ăn mòn điện hóa, những bề mặt không làm việc của chi tiết máy cần được bảo vệ bằng cách phủ sơn chống gỉ, hoặc bằng phương pháp mạ.

Comments