Học Chi Tiết Máy Bài 74:Phân loại và các thông số hình học trên bộ truyền bánh ma sát

1.Phân loại bộ truyền bánh ma sát:

Tùy theo hình dạng và đặc điểm làm việc, người ta chia bộ truyền bánh ma sát ra làm các loại sau:

– Bộ truyền bánh ma sát trụ: các bánh ma sát là hình trụ tròn xoay, đường sinh thẳng, thường dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau. Bộ truyền bánh ma sát không thay đổi được tỷ số truyền u và số vòng quay n2.
-Bộ truyền bánh ma sát nón, còn được gọi là bánh ma sát côn: bánh ma sát có dạng hình nón cụt, thường dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc với nhau.
-Bộ biến tốc ma sát trụ: các bánh ma sát hình trụ, bánh 1 di chuyển dọc trục để thay đổi điểm tiếp xúc với bánh 2, thay đổi đường kính tính toán của bánh 2 từ d2min đến d2max (Hình12-3). Thực hiện thay đổi số vòng quay của trục II từ n2max  đến n2min
-Bộ biến tốc ma sát nón (Hình 12-4), các cặp bánh ma sát có dạng nón cụt, dây đai là khâu phu. Các cặp bánh ma sát 1 được điều chỉnh sát nhau, hoặc xa nhau, thay đổi điểm tiếp xúc giữa dây đai và bánh ma sát 1, có nghĩa là làm thay đổi đường kính tính toán của bánh 1 từ d1min đến d1max. Tương tự như thế đường kính tính toán của bánh 2 cũng được thay đổi từ d2max đến d2min. Số vòng quay n1 không đổi, còn số vòng quay n2 sẽ thay đổi từ n2min đến n2max.

hoc-chi-tiet-may-39-9 hoc-chi-tiet-may-39-8

 

2.Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh ma sát:

Khi cần xác định hình dạng và kích thước của bộ truyền bánh ma sát, ta phải biết các thông số hình học chủ yếu sau đây:

-Đường kính tính toán của bánh ma sát dẫn d1, của bánh bị dẫn d2; mm; là đường kính của vòng tròn đi qua điểm tiếp xúc của mỗi bánh ma sá d2 = d1.u.(1-ξ). Trên bộ truyền bánh ma sát nón đường kính tính toán được ký hiệu dtb1 và dtb2. Đối với bộ biến tốc ma sát có các đường kính giời hạn: d1min, d1max, d2min, d2max.
-Khoảng cách trục a, là khoảng cách giữa tâm bánh ma sát dẫn và bánh ma sát bị dẫn; mm. Đối với bộ truyền bánh ma sát nón, a được thay thế bằng chiều dài đường sinh mặt nón L.
-Chiều rộng bánh ma sát B1, B2; mm. Thông thường lấy B1>B2 bằng chiều rộng tính toán của bánh đai B. Để khi có sai lệch do lắp ghép, thì bộ truyền vẫn tiếp xúc đủ chiều dài tính toán B. Cũng có thể lấy B1 = B2 = B.
-Góc nón của bánh dẫn δ1 va góc nón của bánh bị dẫn δ2, đơn vị đo là độ.
-Góc giữa hai trục của bánh ma sát θ, độ.

 

 

Comments