thiết kế công nghiệp_Bài 33: Đánh giá sản phẩm theo quan điểm của người sử dụng

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG

Đánh giá của người đề ra nhiệm vụ thiết kế, đánh giá của người thiết kế đối với một
sản phẩm công nghiệp văn chỉ là những đánh giá chủ quan, Một sản phẩm khẳng định được
vị trí của mình trong xã hội cần phải được người sử dụng đánh giá và chấp nhận. Song trước
hết chúng ta cẩn thấy rằng “người sử dụng” là một phạm trù rộng, xã hội loài người phong
phú, phức tạp như thế nào thì “người sử dụng” cũng như vậy, Do đó sự đánh giá của người sử
dụng sẽ rất khác nhau với cùng một sản phẩm.

Người sử dụng đánh giá một sản phẩm không như cách đánh giá của các nhà thiết kế,
mạc dù trong lý lịch sản phẩm và tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo mỗi sản phẩm đểu có,
nhưng đối với người sử dụng thì đó chỉ là những lời khuyên, còn họ lại có mục đích sử dụng
riêng đối với sản phẩm với phương pháp sử dụng khác nhau, môi trưòng sử dụng khác nhau
và yêu cầu hiệu quả sử dụng cũng rất khác nhau.
Chúng ta hãy lấy ví dụ với một sản phẩm nhỏ bé thông dụng thường ngày: máy sấy
tóc – chỉ với tên gọi dã nói lên công dụng, tính năng của nó, không cấn phải giải thích và
hướng dẫn gì thêm cho người sử dụng. Nhưng trong thực tế, nhiều người mua máy sấy tóc
không phải đổ sấy tóc, người ta có thể dùng nó để sáy những cái gì cần phải sấy. Một cuộn
cảm, một mạch điện bị ẩm, một bé mặt sơn, một chi tiết nhựa cẩn được làm dẻo từng phẩn
để phục vụ cho những công việc rất khác nhau, Chúng ta có thể xem xét một ví dụ khác với
một sản phẩm công nghiệp là máy khoan điện cẩm tay, ngoài việc khoan người ta có thể
dùng để rà, mài với cách làm việc khác hẳn, chế độ tải có thể nhỏ hơn, nhưng thời gian làm
việc liên tục lớn hơn nhiều. Như vậy, trong cả hai ví dụ nêu trên, một bộ phạn người sử dụng
sẽ đánh giá sản phẩm theo quan điểm của họ, nhìn nhận sản phẩm trong khả năng hoàn
thành công việc qua thực tế sử dụng chứ không phải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của sàn
phẩm. Tuv theo chủng loại sản phẩm, người sử dụng có những cách đánh giá khác nhau.
Những sản phẩm công nghiệp là các sản phẩm dùng cho nội thất như: giường, tủ, bàn ghế,
ấm chén, v.v… Với những sản phẩm này người ta đánh giá, chọn lựa chủ yếu theo những tiêu
chí về mốt thời trang, theo vẻ đẹp của sản phẩm, theo sự sang trọng, theo ý thích của từng
ngưòi, còn những vấn đề về tính năng, công dụng ít được đề cao, cũng chính vì vạy xảy ra
không ít trường hợp đồ dùng mua vể cho đẹp và để ngắm là chính còn “dùng” thì hơi bất
tiện. Nhưng đối với những sản phẩm là phương tiện phục vụ khác nhu: xe máy, đổng hồ đeo
tay, ôtô, điện thoại di động, đầu đĩa v.v… thì người sử dụng sẽ đánh giá và lựa chọn theo
tính năng, sự tiên nghi, vẻ đẹp. Tính năng công dụng, chất lượng kỹ thuật của những sản
phẩm này bao giờ cũng là yêu cầu và đánh giá trên hết của người sử dụng. Ví dụ: Đổi với
một chiếc đồng hồ đeo tay, trước hết phải là độ chính xác thường xuyên, sau đó là vẻ đẹp
thòi trang của kiểu dáng, việc gắn hạt xoàn trên mặt đồng hổ, hoặc làm dây đeo bằng vàng
cũng chỉ làm tăng giá trị kinh tế không có ý nghĩa gì về chất lượng kỹ thuật của chiếc đồng hồ.

Song việc cãi tiến từ chiếc đồng hồ cơ khí phải lên dây cót hàng ngày đến đồng hổ cơ
khí tự động lên dây cót, có lịch ngày, lịch thứ là một bước tiến đáng kể về kỹ thuật mà
những người thiết kế đồng hồ phải qua một quá trình dài mới làm được, mặc dù nguyên lý
quả nặng ly tâm trong cơ học đã có từ rất xa xưa. Người sử dụng tất nhiên sẽ đánh giá đồng
hồ cơ khí tự động cao hơn để chọn lựa khi mua sắm.

dong-ho-co

Tuy nhiên có một vấn dề chúng ta cần lưu ý là trình độ văn hoá và tri thức khác nhau của người sử đụng cũng sẽ dãn đến những đánh giá khác nhau về sản phẩm, đôi khi những đánh giá này không phải là đánh giá thực chất giá trị hoặc chất lượng sản phẩm. Xin lấy mộtví dụ thực tế ở Việt Nam vào những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, xe đạp Mipha (của CHDCĐức cũ) là loại xe chất lượng tốt, là niểm mơ ước của người Việt Nam, thời đó nó được địnhgiá bàng vàng. Chất lượng những chiếc xe này như nhau, có rất nhiều xe màu sơn khácnhau: vàng, trắng, đỏ, xanh v.v… Nhưng ở Việt Nam nhũng chiếc xe “màu xanh ngọc’’ đượcđịnh giá chênh lệch hàng chi vàng so với các xe màu khác, phải dùng xe “màu xanh ngọc”mới là “thời thượng”, cả xã hội đua nhau mua xe “màu xanh ngọc”, đó là một điều phi kỹthuật, phi kinh tế và cũng có thể nói là phi văn hoá. Trong xã hội,.sở thích màu sắc của mọingười không giống nhau, người thích màu đỏ, ngưòi thích màu vàng, người thích màu trắngv.v… Sở thích như nhau là một xã hôi không có cá tính, một xã hội đồng màu là một xã hộithể hiện sự nhận thức văn hoá còn hạn chế. Bởi vậy, khi tham khảo ý kiến đánh giá một sản phẩm của người sử dụng, chúng ta cần phải có một cách sàng lọc hợp lý để tiếp thu có lợi nhất cho công việc thiết kế cùa mình.

Comments