thiết kế công nghiệp_Bài 32: Đánh giá một sản phẩm công nghiệp theo quan điểm của người thiết kể

 

 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI THIẾT KẾ

Để đánh giá một sản phẩm công nghiệp theo quan điểm của người thiết kể chỉ cần căn
cứ vào “Nhiệm vụ thiết kế” đã đề ra cho sản phẩm.

Tất nhiên cách đánh giá này chỉ là mệt trong nhiều cách đánh giá và chi là cách đánh
giá của những nhà thiết kế. Trong phạm vi chuyên môn, những nhà thiết kế xem xét, phân
tích rất nhiều vấn đề quan trọng trên một sản phẩm, sự tiệm cận giữa một sản phẩm thật với
một “sản phẩm lý thuyết” được định ra trong nhiệm vụ thiết kế. Nhưng những yêu cầu đề ra
trong nhiệm vụ thiết kế không phải bao giờ cũng là chuẩn mực đổ đánh giá toàn diện một
sản phẩm trong thực tế.

Người thiết kế thường quan tâm trước hết đến “tính năng cùa sản phẩm thực” để so
sánh với “tính năng theo yêu cầu kỹ thuật” đã đề ra trong nhiệm vụ thiết kế. Khi tính năng
của sản phẩm thực đạt được 90 -ỉ- 95% yêu cầu tính năng đề ra, người ta có thể coi là công
việc thiết kế thành công.

Tất nhiên 5 10% thiếu sót không phải là những tính năng mà chi là thiếu sót
về giới hạn của tính năng (miền sử dụng của tính năng còn hạn hẹp ở một mức độ nào đó).

Cũng trong việc đánh giá này người ta xem xét từ kết cấu riêng biệt của các chi tiết,
đến kết cấu chung của toàn bộ sản phẩm, để đánh giá chủ yếu vể tính hợp lý trong kết cấu,
tính công nghệ, tính thẩm mỹ như đã trình bày trong các phần trên của quyển sách này.

Tham gia vào việc đánh giá này còn có những người đề ra nhiệm vụ thiết kế, xu hướng
của những người này là xem xét, đòi hỏi rất cao về tính năng của sản phẩm. Điều đó hoàn
toàn đúng, sự hoàn thiện tính năng của sản phẩm là con đường duy nhất để phát triển kỹ
thuật và sản xuất. Nếu như những người đề ra nhiệm vụ thiết kế có những am hiểu nghề
nghiệp đến mức độ sâu sắc cần thiết thì việc xem xét, đánh giá sản phẩm thường là chuẩn
xác, những đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là những yêu cầu
xác đáng hợp quy luật.

Tuy nhiên trong một thời gian dài ở nước ta và một số nước khác có hiện tượng trở
thành một “xu hướng xã hội” trong những người đề ra nhiệm vụ thiết kế là: Đưa ra những
yêu cầu thiết kế gần như trái ngược nhau, thông thường thể hiện rõ ràng nhất trong 3 nhiệm
vụ sau:

  1. Tính năng tốt;
  2. Kết cấu phải đơn giản;
  3. Giá thành phải rẻ.

Những người thiết kế có trách nhiệm và có kinh nghiệm hiểu rằng gần như không thể
hoàn thành cả 3 nhiêm vụ này cùng một lúc.

Kết cấu đơn giản lại bảo đảm có tính năng tốt là những đòi hỏi trái ngược nhau. Ví dụ:
kết cấu của một chiếc bút viết chấm mực rất đơn giản – đơn giản nhất là không phải làm, mà
chỉ cần lấy một chiếc lông cánh ngỗng cắt vát đẩu đi là thành một chiếc bút, nhưng nếu yêu
cầu chiếc bút lông ngỗng đó có tính năng như một chiếc bút máy hiện đại thì thật là không
tưởng. Chiếc bút máy hiện đại chứa được mực để viết trong vài ngày, có thể mang theo
người rất tiện lợi, ngòi bút có thể dùng bền hàng năm, tất nhiên phải có kết cấu phức tạp hơn
chiếc bút lông ngỗng hoặc một chiếc bút chấm mực cán gỗ làm theo phương pháp thủ cồng
ở các làng quê. Hoặc chúng ta có thể xcm xét một ví dụ khác nữa: Có một nhiệm vụ thiết kế
yêu cẩu tạo ra một loại xe vận tải 4 bánh chạy bằng động cơ giống như ôtô, nhưng kết cấu
phải đơn giản dẻ làm, giá thành phải rất rẻ. Quả thật là người ta có thc làm ra một loại xe
như vậy – xe “Công nông đầu ngang” – ở những xưởng cơ khí thô sơ nhất, với những người
thợ cơ khí chưa từng học ở một trường dạy nghề nào. Nhưng nếu bao rằng những loại xe đó
có những tính năng như một chiếc ốtô vận tải – dù là ôtô vận tải cổ lổ nhất cách đây 50 năm
– cũng không thể chấp nhận dược.

Thật là hoang đường hơn nữa nếu người ta nghĩ rằng với cách làm như vậy,
người ta có thể sản xuất những chiếc “oto công nông” hiên đại hơn.Những thiệt
hại về vật chất, con người vì tai nạn do “công nông đầu ngang” gây ra, sự tụt
hậu về kỹ thuật do những quan điểm “đơn giản” gây ra, không thể so sánh được với những
hậu quả khi nó tạo nên một tập quán xã hội: “đơn giản – rẻ tiển”. Mọi nơi, mọi lúc, mọi việc,
mọi ngành, mọi nghề người ta đều coi “đơn giản – rẻ tiển” là sự lựa chọn đúng đắn, được ưu
tiên, có thời gian trở thành trào lưu. Người thiết kế cố gắng thiết kế đơn giản, rẻ tiên để hợp
“mốt” để được thừa nhận, thậm chí còn có thể được coi là có “tài năng”. Người sử dụng thích
“đơn giản, rẻ tiền” trước hết là tiêu chi’ ”rẻ tiền” thích hợp với khả năng kinh tế khó khăn,
“đơn- giản” thích hợp với nhu cầu “ai cũng sửa chữa được” khi có sự cố. Trào lưu này kéo dàí
nhiều chục năm, để xoá bỏ những tàn dư xấu của I1Ó trong lĩnh vực kỹ thuật không dỗ dàng
và cần phải có thời gian. Khi con người nhìn nhận ra nhiều vấn đề trong chân giá trị của sự
vật thì thành ngữ “tiền nào – của ấy” bao giờ cũng đúng, nhất là sau một quá trình trải
nghiêm qua thực tiễn và thời gian.

Điều quan trọng nhất trong việc đánh giá một sản phẩm công nghiệp của người thiết
kế là: Tìm ra những khiếm khuyết, những cái “chưa được”, những cái “chưa hay”, “chưa
đẹp” của sản phẩm để tiếp tục hoàn tiện cho các xêri sản phẩm sau, nếu thoả mãn hoặc dừng
lại ở mức chất lượng đó thì có nghĩa là người thiết kế đã “khai tử” cho loại sản phẩm của
mình trên thương trường.

Comments