thiết kế công nghiệp_Bài 26: Thiết kế tạo dáng cho các phương tiện giao thông

                          Thiết kế tạo dáng cho các phương tiện giao thông

– Chủ yếu:  là tạo dáng khí động học trong mặt phẳng chuyển động cho chúng, còn trong mặt phẳng kia là bố trí đối xứng theo trục đối xứng hình học (hình 5.2-4a,b). Tất nhiên, trong việc tạo dáng cho các phương tiện giao thông không chỉ dừng ỏ việc tạo dáng khí động học, mà còn phải thoả mãn nhìều yêu cầu khác: độ cân bẳng, độ ổn định.

 

o-to-odo

Thiết kế tạo dáng cho các phương tiện giao thông có ý nghĩa và tác dụng rất lớn: trong việc tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho người sử dụng. Ví dụ trên hình 5.2-5 cho thấy rõđiều đó, cảm giác của người sử dụng khi nhìn hai chiếc xe ôtô đứng cạnh nhau rất khác nhau và nếu được chọn thì chắc chắn người ta sẽ chọn xe hình 5.2-5a, mặc dù công suất, nội thấthai xe như nhau. Chiếc xe ở hình 5.2-5b, trong một chừng mực nào đấy, tạo cho người tao cảm giác “cao lênh khênh”, dễ mất ổn định khi đi vào đường xấu hoặc đường đổi núi. Độ cân bằng và độ ổn định càng quan trọng hơn đối với máy bay và tàu thuỷ, do đó ngay từ khi thiết kế bố trí chung sơ bộ, việc bố trí các cơ cấu, các cụm, các thiết bị, người ta đã phải tínhtoán đến độ cân bằng của chúng trong mặt phẳng OZY, quanh trục đối xứng hình học.

hai-xe-oto-odo

Hình 5.2-5

Hình dạng khí động học của ôtô, máy bay, tàu hoả cao tốc và các phương tiện giao thông tốc độ cao khác: được khảo sát trong các phòng thí nghiệm khí động học, người ta có thể tìm ra được hệ sô’ cản không khí cho các hình dạng đặc trưng (bảng 5,1). Nhưng khi thiết kế người thiết kế phải lựa chọn, điều hoà giữa kỹ thuật và mỹ thuật, đối với xe du tịch thì yêu cầu mỹ thuật được coi trọng hơn.

dang-vat-the

Comments