thiết kế công nghiệp_Bài 25: Thiết kế tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp

 THIẾT KẾ TẠO DÁNG CHO SẢN PHÂM CÔNG NGHIỆP

Người thiết kế cần phải nhớ rằng: ý đồ thiết kế tạo dáng cho sản phẩm đã có từ bước
“thiết kế bố trí chung sơ bộ” trình bày ở phần 2.2.3 – trong toàn bộ quy trình thiết kế. Do đó
ở phẩn này chỉ để cập tới việc giải quyết cụ thể của việc thiết kế tạo dáng, không trở lại vấn
đề bố trí các cụm, các cơ cấu của sản phẩm nữa. Như vậy, phần lớn các trường hợp thiết kế,
hình dáng vật thể đã phản ánh phần nào những kết cấu chủ yếu của nó, chất lượng thẩm mỹ
của sản phẩm được đánh giá trước hết bằng hình dáng, sau đó là màu sắc. “Dáng” của một
sản phẩm công nghiệp được xác định qua những yếu tố chủ yếu:

  • – Hình khối hình học của sản phẩm;
  • – Tỷ lệ giữa các phần tạo nên hình khối của sản phẩm;
  • -Quy luật phân bố kết cấu, các phần của sản phẩm;
  • – Sắc thái của sản phẩm.

Hình khối của các sản phẩm công nghiệp thường là khối trụ, khối cầu, khối lăng trụ
đa diện hoặc là một hình khối tạo thành bởi nhiều hình khối khác nhau. Nguyên tắc của việc
kiến tạo hình khối cho sản phẩm là căn cứ vào công dụng, chức năng, tính năng kỹ thuật của
nó để tạo dáng cho phù hợp.

— Đối với các loại máy công cụ gia công cơ khí (tiện, phay, bào, mài…), việc căn bản
là phải tạo cho hình dáng máy có tư thế ôn định, vững chắc.

tao-dang0san-pham

Hình 5.2-1 cho thấy một số ví dụ về hình dáng của các khối máy, những hình khối
5.2- la, b, c, d cho người ta cảm nhận được sự ổn định, vững chắc; hình 5.2-le, f là những
hình khối rất không vững chắc, mất cân bằng; hình 5.2-lg thể hiện một loại máy công cụ với
hai bộ phận lớn có kết cấu công xôn trên thân máy làm cho người ta có cảm giác độ cứng
vững của các kết cấu không tốt, trong thực tế cũng đúng như vậy nhất là khi gia công với tốc
độ cao, lượng ăn dao lớn.
Trong việc thiết kế tạo dáng cho máy công cụ thường gặp cách bô’ trí đối xứng và
không đối xứng trong một hoặc hai mặt phẳng – hình 5.2-2 thể hiện một số trường hợp đó.

dinh-huong-thiet-ke

 

Cách bô’ trí như hình 5.2-2a, b (hình chiếu và phối cảnh) là cách bô’ trí đối xứng, cân
bằng cả trong hai mặt phăng OXZ và OXY, cách bô’ trí này tạo ấn tượng cân đối và ổn định,
vững chắc. Hlnh 5.2-2c là một cách bố trí không đối xứng và không cân bằng trong cả hai
mặt phẳng OXZ và OXY.

Tuy nhiên cả trường hợp 5.2-2c và 5.2-2d người ta đều phải tính
toán kết cấu sao cho trọng tâm của khối máy nằm trong chân đế, càng gán tam hình học của
chân đê’ càng tốt với m1/1] =m2/2- Thực tế thiết kê’ cho thấy không ít những máy móc, thiết bị
rơi vào trường hợp 5.2-2c,d. Nhưng bố trí không đối xứng có thể có ba dạng {hình 5.2-3),
* Trường hợp 5.2-3a không đối xứng về trọng lượng, nhưng đối xứng về hình khối, do
đó dù cho trọng tâm của máy bị lệch ra khỏi trục đối xứng hình học, song cảm giác vể sự
cân đối và vững chắc vẫn có.
* Trường hợp 5.2-3b không đối xứng về hình học hoặc không đối xứng vè thể tích, do
đó có thể trọng lượng hai phần không chênh lệch lớn hơn trường hợp 5.2-3a, nhưng do vỏ
máy thiết kế không hợp lý, người ta có cảm giác máy này không được cân đối.
* Trường hợp 5.2-3c không đối xứng về trọng lượng và thể tích, dù cho người thiết kế
đã cô’ gắng phân phối tải trọng về cả hai phía, nhưng người ta vẫn có cảm giác máy này
không cân đối.

lap-ban-ve-chi-tiet

Đối với các loại máy công cụ thì cách tạo hình khối đối xứng, cân bằng là chủ yếu

Comments