thiết kế công nghiệp_Bài 20: Bảo đảm môi trường sử dụng

  • BẢO ĐẢM MÔI TRƯỜNG SỬ DỤNG

Khi thiết kế bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào người thiết kế đều phải tính trước được
khi sản phẩm hoạt động môi trường xung quanh sẽ bị tác động, bị ảnh hưởng như thế nào về
nhiệt độ, độ ô nhiễm không khí, ánh sáng, âm thanh, v.v…

Xu hướng của thế giới là bảo vệ người sử dụng sản phẩm tối đa khỏi các tác động xấu
về môi trường do sử dụng sản phẩm gây ra. Ví dụ trước đây người ta chỉ bảo về mắt cho
người thợ hàn bằng kính hàn, hiện nay người ta dùng quạt thông gió, hệ thống hút gió để
chống nhiễm độc khí hàn trong vùng không khí có công việc hàn. Trước đây ngưòi ta chỉ
dùng quạt máy để quạt mát cho người lái xe tải, hiện nay người ta đã trang bị hê thống điểu
hòa nhiệt độ cho cabin xe tải. Trong môi trường làm việc để sử dụng sản phẩm người ta phân
ra 4 loại điểu kiện:

  1. Môi trường xấu: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không khí bị ô nhiễm hoặc thiếu
    không khí, ánh sáng quá chói hoặc quá tối, âm thanh quá độ ồn cho phép, tư thế làm việc
    quá đặc biệt, gò bó, v.v…
  2. Môi trường không tiện nghi: Mọi vấn đề đã nêu ở môi trường xấu trong trường hợp
    này không ở mức “quá”, nhưng đều dao động quanh giới hạn trên của khả năng chịu đựng
    của con người.
  3. Môi trường tiện nghi: Các yếu tố nhiệt độ, không khí, ánh sáng, âm thanh của môi
    trường trong phạm vi khả năng chịu đựng lâu dài của con người.
  4. Môi trường tiện nghi cao: Các yếu tố môi trường được điều chỉnh phù hợp với khả
    năng làm việc bình thường, với tâm sinh lý của con người.

Một số số liệu về môi trường với con người: Môi trường xấu có nhiệt độ > +43°c hoặc
< -10°c, độ Ồn > 120 db, nồng độ khí co >0,1% trong không khí, độ thông khí < 8.5
m3/giờ. Con người làm việc tốt nhất ở nhiệt độ môi trường từ 18°c đến 20°c, độ ồn < 70 db,
độ thông khí từ 35 m3/gicf đến 40 m3/gìờ.

hoc-chi-tiet-may-15-2

  • BẢO ĐẲM ĐIỂƯ KHIỂN DỄ DÀNG, THUẬN LỢI CHÍNH XÁC

Vấn đề thiết kê’ bảo đảm việc điều khiển, sử dụng sản phẩm được dễ dàng, thuận lợi,
chính xác phụ thuộc vào việc chọn hệ thống điều khiển, bố trí các bộ phận thao tác điều
khiển, hình dạng, kích thước các bộ phân đó và nhu cầu lực tác động cua người sử dụng. Để
bảo đảm được yêu cầu này trong thiết kế, người thiết kế phải sử dụng các số liệu nhân trắc
học và kết quả nghiên cứu về các tư thế làm việc của con người.

Để dễ nghiên cứu kết cấu, bố trí các bộ phận điều khiển người ta phân chúng ra làm 4 nhóm.

  1. Bộ phận đóng, mở máy: có thể là núm xoay, nút ấn, bàn đạp, tay gạt, cần gạt,
    công tắc. Chức năng chủ yếu chỉ có: mở máy, dừng máy.
  2. Bộ phận chuyển chế độ làm việc: núm xoay, nút ấn, cần gạt, tay quay, vỏ láng.
    Chức năng là thay đổi chế độ làm việc: tốc độ, nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, v.v…
  3. Bộ phận điều chỉnh: núm xoay, cần gạt, vô lăng, tay gạt, bàn đạp. Chức năng
    chính là thực hiện các điều chỉnh nhỏ trong một chế độ làm việc.
  4. Bộ phận điều khiển khẩn cấp: tay gạt, nút ấn. Thường dùng trong trường hợp
    dừng máy khẩn cấp do có sự cố.

 

Comments