thiết kế công nghiệp_Bài 23: Bảo đảm tính an toàn của sản phẩm

. BẢO ĐẢM TÍNH AN TOÀN CỦA SẢN PHẨM

Để bảo đảm tính an toàn của sản phẩm người thiết kế phải lường trước được những
nguy hiểm có thể có đối với người sử dụng hoặc đối với môi trường xung quanh khi xảy ra
những sự cô’ đối với sản phẩm. Trong mọi tình huống xảy ra sự cô’ thì việc bảo đảm an toàn
cho người sử dụng sản phẩm là ưu tiên trước hết. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ hết sức khó
khăn đối với người thiết kế, sản phẩm càng hiện đại, càng phức tạp, việc bảo dảm an toàn
không dễ dàng chút nào. Trong thực tê’ kỹ thuật dù cho xác suất rủi ro là 1/1,000.000 hoặc
nhỏ hơn nữa, nhưng không ai dám chắc là nó sẽ không xảy ra. Những năm cuối của thế kỷ
20 loài người đã chứng kiến những sự cố kỹ thuật kinh hoàng: vụ nổ tầu con thoi của Mỹ; vụ
nổ nhà máy điện nguyên tử của Nga, biến một thành phô’ rông lớn thành một vùng đất chết
với hàng vạn người nhiễm xạ, vụ nổ tàu ngầm quân sự của Nga đến nay vẫn còn tranh luận
về nguyên nhân sự cố; một nhà máy hóa chất của Ấn Độ bị cháy làm ồ nhiễm môi trường cả
một thành phổ, hàng vạn người dân bị nhiễm độc, v.v…

Qua những dẫn chứng trên, càng thấy rõ tầm quan trọng cùa việc bảo đâm an toàn cho
sản phẩm, dù cho những người thiết kế đã lường trước sự cố, đã thiết kê’ nhiêu bộ phận bảo
dảm an toàn, song hư hỏng vẫn có thể xảy ra ở những chỗ không ngờ nhất – do đó việc bảo
đảm an toàn cho sản phẩm là một trong những nhiệm vụ chủ yếu cùa người thiết kế.

Việc thiết kế an toàn cho các sản phẩm công nghiệp rất đa dạng như sự muôn màu,
muôn vẻ của sản phẩm, tuy nhiên nó vẫn có những nguyên tắc chung nhất mà người thiết kế
nên vận dụng phù hợp cho các trường hợp cụ thể.

kiem-tra-chat-luong-san-pham

Những nguyên tắc chung của việc thiết kế bảo đảm an toàn cho sản phẩm công nghiệp:

a. Người thiết kế phải dự tính được loại hình (cơ khí, diện, hóa học), tính chất (gẫy vỡ,
cháy, khí độc) và vị trí của sự cố có thể xảy ra trong sản phẩm (kể cả khi sản phẩm hoạt
động hoặc không hoạt động)

b. Cần phải thiết kế và đưa vào sản phẩm các bộ phận, phương tiên phát hiện nhanh,
kịp thòi, đúng vị trí xảy ra sự cố trong sản phẩm. Ngày nay người ta có rất nhiêu bộ cảm
biến có thể phát hiện khói, khí độc, nhiệt độ, v.v…

c. Thông tin nhanh nhất, chính xác nhất các sự cố cho người sử dụng, có ngay biện
pháp xử lý thông qua các bộ phận điều khiển.

d. Tự động hóa cao độ hệ thống xử lý sự cố trong sản phẩm.

e. Trong những trường hợp sự cô’ không giải quyết được, cần phải ưu tiên thoát hiểm
cho người sử dụng.

Người ta đã vận dụng những nguyên tắc này trong rất nhiều sản phẩm công nghiệp.

Ví dụ 1: Trên các xe tăng và xe thiết giáp hiện đại người ta trang bị hệ thống “phát
hiện – báo cháy – dập cháy tự động ”, bộ cảm biến cua hệ thống này thu nhận ba loại thông
tin: khói, lửa, nhiệt độ – khi có hiện tượng sự cô’ sẽ có còi báo động cho kíp xe biết, đồng
thời điểu khiển hệ thống chữa cháy tự động dập cháy ở vị trí sự cố. Các bộ cảm biến này
được đặt ở những vị trí có thể dể xảy ra cháy như: khoang động cơ, khoang chứa đạn,
khoang acquy, hê thống dẫn nhiên liệu.

Ví dụ 2: Ôtô du lịch hiện đại người ta đã trang bị túi khí tự động bật ra và nở to bảo vệ
cho hai người ngồi phía trước xe không bị va đập với vôláng và các bộ phận của xe khi xe bị
tai nạn đâm trực diện.

Ví dụ 3: Trên các máy bay phản lực chiến đấu hiện đại, loại tiêm kích, người ta trang
bị cho phi công một ghê’ ngồi đặc biệt, khi máy bay bị bắn cháy (tất nhiên là phi công chưa
chết) người phi cồng ấn nút, chiếc ghế sẽ được phóng lên cao hàng trăm mét, sau đó dù tự
động bật ra, người phi công được cứu thoát, dù cho máy bay khi đó bay ở tẩng thấp và có tốc
độ rất cao.

Comments