thiết kế công nghiệp_Bài 14: Phương pháp kế thừa

phuong-phap-ke-thua14

I) PHƯƠNG PHÁP KÊ THỪA

Phương pháp kế thừa là cách sử dụng có chọn lọc những kết cấu, những kinh nghiệm
của các sản phẩm tương tự đã có trước hoặc những nguyên lý, những dạng chi tiết, cơ câ’u
của các liên ngành trong việc thiết kế ra sản phẩm mới.

Khi áp dụng phương pháp kế thừa, người thiết kế cần chú ý đến những vấn để sau:

  1. Việc nghiên cứu các sản phẩm cùng loại đã có, đạc biệt quan trọng khi người thiết
    kế muốn tạo ra những sản phẩm tương tự nhưng có kết cấu mói, Điểu đó cho phép người
    thiết kế chứng minh được công dụng, tính năng của sản phẩm có gì mới? kết cấu mỏi – mới
    ở chỗ nào? đẫn đến kết quả mới là gì?
  2. Xây dựng được biểu đồ thể hiện sự thay đổi các thông số chính của sản phẩm qua
    từng xêri sản xuất.
  3. Việc kế thừa có chạn lọc, nghiên cứu, phản tích quá trình phát triển một sản
    phẩm công nghiệp cho phép người thiết kê’ phát hiện ra hướng hoàn thiện sản phẩm, tránh
    được vết xe đổ, tránh được sự trùng lập của các khiếm khuyết và tiêu chí chất lượng, dự
    đoán được hướng phát triển trong tương lai của sản phẩm.
  4. Mỗi một sản phẩm mới, hiện đại ra đời là sự đóng góp của nhiêu thế hẻ các nhà
    thiết kế. Từ xêri máy đẩu tiên được cải tiến, hoàn thiên, đưa thém vào các cơ cấu, các bộ
    phận mới, ‘ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới, qua một quá trình gian khó, bền bỉ, bằng
    nâng lực sáng tạo của các nhà thiết kế kết quả đạt được cần được tiếp tục phát triển.
  5. Phương pháp kết thừa phải kể đến cả việc sử dụng các sổ tay, cẩm nang thiết kế,
    các tài liệu lưu trữ của ngành, của quốc gia hoặc nước ngoài, các tạp chí hoặc các thông báo
    kỹ thuật thường kỳ.

II) PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG NHẤT hóa, quy chuẩn hóa

1) Đồng nhất hóa hoặc thống nhất hóa

Quy chuẩn hóa các chi tiết, các phần tử của sản phdm cho phép giảm bớt số tên chi
tiết (mã số) giảm công thiết kế, giảm giá thành gia công chế tạo, đơn giản hóa việc sửa chữa.
Đồng nhất hóa các chi tiết, các phán tử có thể chia thành hai loại:

2) Đống nhất hóa nội bộ: là viêc đồng nhất hóa các chi tiết trong nội bộ một loại sản
phẩm nhất định của một doanh nghiệp.

3) Đồng nhất hóa tiên ngoại: là việc đồng nhất hóa các chi tiết của một loại sản phẩm
của một doanh nghiệp với các chi tiết của san phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác
của khu vực, ciia khối liên kết kinh tế hoậc của quy chuẩn quốc tế.

III) Các chỉ số đánh giá mức độ đồng nhất hóa

  1. Hệ số đồng nhất hóa (%)

là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa số lượng chi tiết được đồng nhất hóa và tổng số lượng chi tiết của sản phẩm.

he-song-dong-hoa

trong đó: z – tổng số lượng chi tiết của sản phẩm;

Zdn – số lượng chi tiết được đổng nhất hóa.

2) Hệ số trọng lượng được đồng nhất hóa (%)

là tỷ lê tính theo phần trâm giữa tổng trọng lượng của các chi tiết được đồng nhất hóa với trọng lượng của sản phẩm.

trong-luong-dong-nhat

trong đó: ∑Gdn – tổng trọng lượng của các chi tiết được đồng nhất hóa;

G – trọng lượng của sản phẩm.

3) Hệ sô’ giá thành đồng nhất hóa

so-gia-tri-dong-nhat

 

trong đó: ∑Cđn – tổng giá thành của các chi tiết được đồng nhất hóa;
C – giá thành của sản phẩm.

Đánh giá đúng mức và toàn diện kết quả của việc đổng nhất hóa các chi tiết của một
sản phẩm là: Tdn.

 

Comments