Phay tiện CNC_Bài 9: Hệ tọa độ trên máy công cụ CNC

Hệ tọa độ trên máy công cụ CNC 

1.Các loại hệ tọa độ

Các hệ tọa độ cho phép mô tả chính xác tất cả các điểm trên bề mặtgia công cũng như trong không gian, về cơ bản các hệ tọa độ được chia thành: hệ tọa độ Đêcac và hệ tọa độ cực.

2. Hệ tọa độ Đêcac

Một hệ tọa độ Đêcac, còn gọi lả hệ tọa độ vuông góc, dùng để mô tả chính xác các điềm xác định bời hai trục tọa độ (hệ tọa độ Đêcac phẳng)hoặc ba trục tọa độ (hệ tọa độ Đêcac không gian) vuông góc với nhau.

Trong hệ tọa độ Đêcac phẳng, vi dụ, trong hệ tọa độ X, Y, mỗi điểm trên mặt phẳng được xác định duy nhất bởi cặp tọa độ (X, Y) (xem hình 15). Khoảng cách tới trục Y được ký hiệu là tọa độ X và khoảng cách tới trục X được ký hiệu là tọa độ Y. Những tọa độ này có thể mang dấu dương (+) hoặc ảm (-).

hetoa-decac

Nếu đặt bản vẽ chi tiết gia công trong hệ tọa độ này người ta có thể đọc được tất cả các điểm gia công quan trọng. Tuỳ theo điểm 0 của chi tiết gia công được đặt ở đâu mà người ta có thể xác định chính xác vị trí các điểm bằng tọa độ chỉ dương hoặc cả âm.

Hệ tọa độ Đêcac không gian dùng để biểu diễn và xác định vị trí của chi tiết gia công trong không gian, vi dụ, đối với chi tiết gia công phay là cần thiết. Để mô tà duy nhất một điểm trong không gian cần thiết phải có 3 tọa độ, được gọi tương ứng là trục tọa độ X-, Y- và z (xem hình 16).

Hệ tọa độ 3 chiều với các trục tọa độ có phạm vi dương (+) và âm (-) như vậy cho phép mô tả chính xác tất cả các điểm vị trí, ví dụ, trong không gian làm việc của một máy phay mà không phụ thuộc vào việc điểm 0 của chi tiết gia công được đặt ở đâu.

hedecac-xyz

Hình 16. Hệ tọa độ Đêcac 3 trục (X;Y;Z)

Cảc ký hiệu của 3 trục cũng như 3 tọa độ được chọn được gọi là hệ thống phải, tuân theo quy tẳc bàn tay phải (xem hình 17). Các ngón tay củabàn tay phải luôn chỉ chiều dương (+) của mỗi trục.

Hệ như vậy còn được gọi là hệ tọa độ quay phải.

quytac-tayphai

Comments