Học Chi Tiết Máy Bài 75:Sự trượt trong bộ truyền bánh ma sát

Sự trượt trong bộ truyền bánh ma sát:

Tương tự như ở bộ truyền đai, trong bộ truyền bánh ma sát cũng có hiện tượng trượt đàn hồi, trượt trơn hoàn toàn và trượt trơn từng phần.
Trượt đàn hồi, xảy ra trên đoạn tiếp xúc của hai bánh ma sát, do biến dạng đàn hồi của lớp bề mặt bánh ma sát gây nên. Độ cứng của bề mặt càng nhỏ, biến dạng càng lớn, thì trượt đàn hồi càng nhiều và ngược lại. Lúc này Fms > Ft.

hoc-chi-tiet-may-40-3

Trượt trơn hoàn toàn, xảy ra khi có qúa tải, lúc đó lực ma sát trên bề mặt tiếp xúc không đủ lớn để cản trở chuyển động trượt tương đối giữa hai bánh ma sát Fms<Ft, trong đó Ft là lực vòng trên bánh ma sát.
Trượt trơn từng phần, xảy ra khi lưc Fms ≈ Ft, lực Fms biến động phụ thuộc vào hệ số ma sát trên bề mặt tiếp xúc, có lúc Fms > Ft trong bộ truyền có trượt đàn Hồi, có những phần thời gian Fms< Ft  trong bộ truyền có trượt trơn
Ngoài ra, trong bộ biến tốc ma sát còn có hiện tượng trượt hình học, do hình Dạng hình học của bánh ma sát gây nên.Ví dụ, trong bộ biến tốc ma sát trụ trên Hình 12-5, ta thấy tại điểm A và điểm C
Của mặt tiếp xúc có hiện tượng trượt tương đối, với vận tốc trượt vtrA và vtrC , vì:
+ Vận tốc v1A của điểm A1 thuộc bánh 1, có giá trị v1A= π.d1.n1/(6.104).
+ Vận tốc v1B của điểm B1 thuộc bánh 1, có giá trị v1B= π.d1.n1/(6.104).
+ Vận tốc v1C của điểm C1 thuộc bánh 1, có già trị v1C= π.d1.n1/(6.104).
+ Vận tốc v2A của điểm A2 thuộc bánh 2, có giá trị v2A= π.d2A.n2/(6.104).
+ Vận tốc v2B của điểm B2 thuộc bánh 2, có giá trị v2B= π.d2B.n2/(6.104).
+ Vận tốc v2C của điểm C2 thuộc bánh 2, có giá trị v2C= π.d2C.n2/(6.104).
+ Như vậy là v1A= v1B= v1C. Trong khi đó v2A< v2B< v2C.
+ Thông thường v1B = v2B , còn v1A> v2A và v1C < v2C.
+ Tại điểm A, có vtrA = v1A – v2A. Còn tại điểm C, có vtrC = v2C – v1C.
Ta nhận thấy rằng, khi chiều rộng B1 càng lớn thì độ chênh lệch giữa d2A với d2B càng nhiều, và giá trị của vận tốc trượt càng lớn.
Trượt đàn hồi và trượt trơn làm mất mát công suất và mất vận tốc của bánh bị dẫn. Trượt hình học chỉ làm tổn hao công suất, không làm mất vận tốc. Tương tự như trong bộ truyền đai, để kể đến công suất bị mất, người ta dùng hệ số hiệu suất η. Kể đến vận tốc bị mất người ta dùng hệ số trượt ξ.

 

 

 

Comments