Học Chi Tiết Máy Bài 62:Các thông số của bộ truyền đai

1.Các thông số làm việc chủ yếu của bộ truyền đai:

-Số vòng quay trên trục dẫn ký hiệu là nb ,trên trục bị dẫn n2; v/ph.
-Tỷ số truyền, ký hiệu là u, u = n1 / n2.
-Công suất trên trục dẫn, ký hiệu là P1, công suất trên trục bị dẫn P2; kW.
-Hiệu suất truyền độngη, η = P2 / P1.
-Mo men xoắn trên trục dẫn T1, trên trục bị dẫn T2; Nmm.
-Vận tốc vòng của bánh dẫn vb bánh bị dẫn v2, vận tốc dài của dây đai vđ; m/s.
-Hệ số trượt ξ,   ξ=(v1-v2) / v1.
-Thời gian phục vụ của bộ truyền, còn gọi là tuổi bền của bộ truyền tb; h.
-Lực căng đai ban đầu trên mỗi nhánh đai F0; N.
-Lực vòng tác dụng lên đai, còn gọi là lực căng có ích Ft; N. Ft = 2T1 / d1.
-Hệ số kéo ψ, ψ= Ft/(2F0).
-Yêu cầu về môi trường làm việc của bộ truyền
-Chế độ làm việc

2.Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền đai:

-Đường kính tính toán của bánh đai dẫn d1, của bánh bị dẫn d2; mm. Là đường kính của vòng tròn tiếp xúc với lớp trung hoà của dây đai. Lớp trung hoà của đai là lớp không bị kéo, mà cũng không bị nén khi dây đai vòng qua các bánh đai.

hoc-chi-tiet-may-36-8

-Khoảng cách trục a, là khoảng cách giữa tâm bánh đai dẫn và bánh bị dẫn; mm.
-Góc giữa hai nhánh dây đai γ; độ.
-Góc ôm của dây đai trên bánh dẫn a1, trên bánh bị dẫn a2; độ.

hoc-chi-tiet-may-36-9

-Chiều dài dây đai L; mm. Được đo theo lớp trung hoà của dây đai. Quan hệ giữa chiều dài dây đai và khoảng cách trục a được xác định như sau:

hoc-chi-tiet-may-37-1

-Số dây đai trong bộ truyền đai hình thang, z.
-Diện tích tiết diện mặt cắt ngang của dây đai A; mm2 (Hình 11-4).
Đối với đai dẹt, A = b X h . Với b là chiều rộng, h là chiều cao của tiết diện.
Đối với đai thang, A = A0 X z. Với A0 là diện tích tiết diện của một dây đai.
-Chiều rộng bánh đai B1, B2. Thông thường B1 = B2 bắng chiều rông tính toán B.
Đối với bánh đai dẹt, lấy B = 1,1.b + (10÷15) mm.
Đối với bánh đai thang, lấy B = (z – 1).pth + 2.e mm.

 

 

 

Comments