Học Chi Tiết Máy Bài 56:Mối ghép trục định hình

Mối ghép trục định hình:

-Mối ghép trục định hình được tạo thành bằng cách lắp trục có tiết diện không tròn vào lỗ trên mayơ có hình dạng và kích thước tương ứng. Do tiết diện không tròn nên trục không xoay tương đối được so với bạc.
-Thường dùng trục có tiết diện hình vuông (Hình 9-14, a), hình ô van (Hình 9- 14, b), hoặc hình tam giác (Hình 9-14, c).
-Có thể dễ dàng gia công trục có tiêt diện không tròn. Nhưng gia công lỗ có tiết diện không tròn đạt độ chính xác cao sẽ rất khó khăn. Do đó khó đảm bảo độ đồng tâm giữa bạc và trục trong mối ghép trục định hình.
-Bề mặt tiếp xúc giữa trục và lỗ của bạc khá lớn, nên mối ghép chịu được tải trọng nặng, tải va đập. Để tăng diện tích tiếp xúc, tăng khả năng tải của mối ghép,người ta dùng trục định hình côn (Hình 9-15). Khi xiết chặt đai ốc, sẹ tạo nên áp suất ban đầu trên bề mặt tiếp xúc.

hoc-chi-tiet-may-35-6

-Dạng hỏng chủ yếu của mối ghép trục định hình là dập bề mặt tiếp xúc giữa trục và lỗ. Mối ghép cũng được tính toán theo chỉ tiêu σd < [σd].
-Giá trị của ứng suất dập cho phép [σd] có thể tra trong các sổ tay thiết kế, hoặc lấy tương tự như ứng suất dập cho phép của mối ghép then hoa.
Ứng suất σd sinh ra trên bề mặt tiếp xúc có thể tính gần đúng theo công thức sau:

hoc-chi-tiet-may-35-7

Trong đó:
T là momen xoắn tác dụng lên mối ghép.
l là chiều dài của mặt tiếp xúc giữa trục và bạc.
dbao là đường kính vòng tròn ngoại tiếp của tiết diện trục định hình.
Trường hợp trục côn, lấy đường kính dbao của vòng tròn ứng với tiết diện trung bình của mặt côn.

 

 

Comments