Học Chi Tiết Máy Bài 49:Bài toán kiểm tra bền của mối ghép có độ dôi

Bài toán kiểm tra bền:

Đầu bài: có mối ghép với các kích thước, vật liệu; biết tải trọng tác dụng lên mối ghép. Tải trọng có thể là lực dọc trục Fa, có thể là mo men xoắn T, hoặc cả hai. Kiểm tra xem mối ghép có thoả mãn các chỉ tiêu tính toán hay không.
Bài toàn được tiến hành theo các bước sau:
  • Căn cứ vào vật liệu, cách nhiệt luyện, chất lượng bề mặt của chi tiết trục và bạc, tra bảng để xác định E1, E2, μ1, μ2, f, Rz1,Rz2 , σch1, σch2, ei, es, EI, ES, K, …
  • Xàc định [p]: tính già trị pth1 và pth2 theo công thức (8-7). Lấy [p] = min(pth1, pth2)
  • Xác định pmax theo công thức (8-5), Nmax được tính theo công thức (8-1).
  • Kiểm tra chỉ tiêu (8-3), bằng cách so sánh pmax và [p],
Nếu pmax < [p], mối ghép đủ bền.
Nếu pmax > [p], mối ghép không đủ bền, sẽ bị hỏng trong quá trình lắp ghép.
  • Tính lực ma sát trên bề mặt tiếp xúc: Fms = pmin.πdl.f
trong đó pmin được tính theo công thức (8-5), Nmin được tính theo công thức (8-2). Nếu dùng phương pháp lắp ép, thì lấy Nmin = ei – ES – (RZ1 + RZ2).
  • Tính lực tác dụng F:
    Nếu tải trọng là lực dọc trục, lấy F = Fa.
    Nếu tải trọng là mo men xoắn, lấy F = 2.T/d
          Nếu tải trọng là cả hai, lấy

hoc-chi-tiet-may-32-6

  • Kiểm tra chỉ tiêu (8-4), bằng cách so sánh Fms và F, rút ra kết luận:
Nếu Fms > KF, các tấm ghép không bị trượt tương đối so với nhau,
Nếu Fms < KF, mối ghép chưa thoả mãn chỉ tiêu chống trượt.
  • Nếu mối ghép đồng thời thoả mãn cả hai chỉ tiêu 8-3 và 8-4, mồi ghép đảm bảo chất lượng tốt
  • Nếu kích thước d1, d2 tham gia vào các mối ghép khác, thì phải tính Δd1, Δd2 theo công thức (8-8), và kiểm tra xem có làm hỏng các mối ghép đó hay khô

 

Các công thức tính toán đã được học ở bài trước

Comments