Học Chi Tiết Máy Bài 19 :Những hướng chính ứng dụng tin học vào thiết kế máy và chi tiết máy

1- Hướng thứ nhất:

Giảm nhẹ công sức tính toán thiết kế. Người ta sử dụng máy tính như một công cụ tính toán. Thực hiện chương trình hoá các phương pháp tính toán thiết kế kinh điển đang được sử dụng, bằng các phần mềm ứng dụng. Khi thiết kế, chúng ta chạy các chương trình này trên máy tính, nhập vào chương trình các số liệu cần thiết đã được lựa chọn, kết quả tính toán sẽ được đưa ra giấy và màn hình.

2- Hướng thứ hai:

Thiết kế chính xác. Lợi dụng khả năng tính toán nhanh, chính xác của máy tính, ta lập các bài toán tính toán thiết kế theo những lý thuyết chính xác, lập chương trình để giải các bài toán này, kết quả tính toán có độ chính xác cao hơn, tin cậy hơn so với các phương pháp tính toán thiết kế truyền thống.

3- Hướng thứ ba:

Thiết kế tối ưu. Lợi dụng khả năng làm việc nhanh của máy tính, lập chương trình tiến hành tính toán tất cả các phương án thiết kế có thể được, sau đó chọn ra phương án tốt nhất theo các chỉ tiêu tối ưu của bài toán đặt ra.

4- Hượng thứ tư:

Giảm nhẹ công sức thiết lập các bản vẽ. Sử dụng các phần mềm về vẽ, lập chương trình ứng dụng tự động vẽ các chi tiết máy, bộ phận máy và máy. Khi chạy các chương trình này, chỉ cần nạp các số liệu đã được chọn từ bàn phím hoặc từ đĩa mềm, máy tính sẽ tự động hoàn thành bản vẽ và có thể in ra giấy để sử dụng. có thể lập các bản vẽ chế tạo chi tiết máy, bản vẽ lắp, bản vẽ chung và lập bản thuyết minh.

5- Hướng thứ năm:

Tự động hóa quá trình thiết kế. Lập phần mềm hoàn chỉnh giải quyết tất cả các vần đề liên quan đến một chi tiết máy hoặc một bộ phận máy. Khi chạy chương trình, ta chỉ cần nhập các số liệu cần thiết theo yêu cầu của chương trình. Kết quả nhận được sẽ là bản vẽ hoàn chỉnh của chi tiết máy hoặc bộ phận máy.

6- Hướng thứ sáu:

Kết hợp các chương trình tính toán thiết kế và các chương trình điều khiển quá trình chế tạo, kiểm tra, tạo thành một hệ thống thiết kế – chế tạo tự động hoàn chỉnh.

Comments