Học Chi Tiết Máy Bài 131:Tính toán kiểm tra trục theo chỉ tiêu gần đúng

Tính kiểm tra trục theo chỉ tiêu gần đúng:

Trong một số trường hợp, không yêu cầu tính chính xác trục, hoặc trong các trục có kết cấu đơn giản, ít các yếu tố gây tập trung ứng suất; chỉ cần kiểm tra trục theo chỉ tiêu gần đúng là đủ.

Ứng suất tương đương trên từng tiết diện của trục được xác định theo trình tự sau:

– Lập sơ đồ tính trục. Đo chiêu dài các đoạn trục, xác định khoảng cách giữa các điểm đặt lực. Đặt tải trọng lên sơ đồ tính (Hình 18-9).

hoc-chi-tiet-may-66-2

Tải trọng được lấy từ bài toán thiết kế các bộ truyền có liên quan đến trục.

Trên đoạn trục có lắp khớp nối, nếu trục quay nhanh, hoặc khớp có độ chính xác thấp, có thể đặt tải trọng tác dụng lên trục, lực Fk = (0,2÷0,5).Ft, với Ft là lực tiếp tuyến trên vòng tròn đi qua tâm của bộ phận liên kết.

 

– Tính phản lực trên các gối tựa. Chia tải trọng tác dụng về hai mặt phẳng toạ độ Ozx va Ozy; tính phản lực RAx, RAy, RBx và RBy trên hai mặt phẳng toạ độ.

– Vẽ biểu đồ mô men uốn Mx và My trên từng mặt phẳng tọa độ.

Chiều của biểu đồ mô men uón được biểu diễn theo chiều thớ căng của trục (Hình 18-10).

hoc-chi-tiet-may-66-3

– Vẽ biểu đồ mo men xoắn T. Chiều dương của biểu đồ mon men nên chọn thống nhất cho tất cả các trục trong máy.

– Ứng suất σtđi tại tiết diện i của trục được xác định theo công thức:

hoc-chi-tiet-may-66-4

Trong đó:

Mtdi là mo men tương đương tại tiết diện i.

Mxi là giá trị mổ men uốn trong mặt Ozx tại tiết diện i.

Myi là giá trị mo men uốn trong mặt Ozy tại tiết diện i.

Ti là giá trị mo men xoắn tại tiết diện i.

di là kích thước đường kính của trục tại tiết diện i.

Giá trị ứng suất cho phép [σ] tra bảng, tùy theo vật liệu của trục, cách nhiệt luyện, số chu kỳ ứng suất.

So sánh giá trị của σtđi tại từng tiết diện với giá trị ứng suất cho phép, để kết luận. Nếu tất cả các tiết diện thoả mãn chỉ tiêu 18-1, trục đủ bền.

 

 

Comments