Học Chi Tiết Máy Bài 110:Tính bộ truyền xích ống con lăn

Tính bộ truyền xích ống con lăn:

Áp suất trên mặt tiếp xúc được tính theo công thức:
hoc-chi-tiet-may-61-2
Trong đó: A là diện tích tính toán của bản lề, A = dc.l0.
K là hệ số tải trọng, giá trị của K phụ thuộc vào đặc tính tải trọng, kích thước, vị trí và điều kiện sử dụng bộ truyền. K được tính theo công thức:
K = Kđ.Ka.Ko.Kđc.Kb
+ Kđ là hệ số kể đến tải trọng động. Nếu tải trọng va đập mạnh lấy Kđ = 1,8. Nếu tải trọng va đập trung bình, lấy Kđ = 1,2 ÷ 1,5.
+ Ka là hệ số kể đến số vòng chạy của xích trong một giây. Nếu a = (30 ÷50).px, lấy Ka = 1. Nếu a=(60 ÷ 80).px, láy Ka = 0,8. Nếu a < 25.px, lấy Ka =1,25.
+ K0 là hề sộ kề” đền càch bộ trí bộ truyền. Nều bộ truyền đặt nghiềng so với phướng ngang một goc nho hớn 600, láy K0 = 1. Trướng hợp khàc láy K0 = 1,25.
+ Kđc là hệ số kể đến khả năng điều chỉnh lực căng xích. Nếu không điều chỉnh được, lấy Kđc = 1,25. Nếu điều chỉnh được thường xuyên, lấy Kđc = 1.
+ Kb là hệ số kể đến điều kiện bôi trơn. Nếu bôi trơn ngâm dầu, lấy Kb = 0,8. Nều bôi trơn nhỏ giọt, lấy Kb = 1. Nếu bôi trơn định kỳ, lấy Kb = 1,5.
+ Kx là hệ số kể đến dùng nhiều dãy xích. Nếu dùng xích 1 dãy, lấy Kx = 1. Nếu dùng xích 2 dãy, lấy Kx = 1,7. Nếu dùng 3 dãy xích, lấy Kx = 2,4.
-Áp suất cho phép [p] được xác định theo thực nghiệm. Tra bảng trong các sổ tay thiết kế phụ thuộc vào số vòng quay và bước xích.

Bài toán kiểm tra bền bộ truyền xích được thực hiện theo các bước:

+ Xác định ứng suất cho phép [p].

+ Tính áp suất p sinh ra trên bề mặt tiếp xúc theo công thức (15-6).

+ So sánh p và [p], đưa ra kết luận:

Nếu p > [p], bộ truyền không đủ bền,

Nếu pt <= [p], bộ truyền đủ bền.

Bài toán thiết kế bộ truyền xích thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Chon loại xích, dữ kiện số vòng quay, xác định áp suất cho phép [p].

+ Giả sử chỉ tiêu (15-5) thoả mãn, ta viết được:

hoc-chi-tiet-may-61-3

Có thể tính gần đúng d1 = z1.px/n ; và diện tích A ≈ 0,28.px2. Lúc đó ta có:

hoc-chi-tiet-may-61-4

Comments