Học Chi Tiết Máy Bài 108:Lực tác dụng trong bộ truyền xích

Lực tác dụng trong bộ truyền xích:

-Khi chưa làm việc, do trong lượng của bản thân, dây xích bị kéo căng bởi lực F0. Lực F0 có thể tính gần đúng theo công thức:
F0= mx.ky.
Trong đó: mx là khối lượng một nhánh xích, kg
ky là hệ số kể đến vị trí của bộ truyền, ky = 6 khi bộ truyền nằm ngang, ky = 10 khi bộ truyền thẳng đứng.
– Khi đặt tải trọng T1 trên trục I và T2 trên trục II, xuất hiện lực vòng Ft,          Ft = 2.T1/d1 = 2.T2/d2.
Lúc này lực căng trên nhánh căng, Fc = Fo + Ft,
Lực căng trên nhánh không căng, Fkh = F0, (Hình 15-8).

hoc-chi-tiet-may-60-6

– Khi các đĩa xích quay, dây xích bị ly tâm tách xa khỏi đĩa xích. Trên các nhánh xích chịu thêm lực căng Fv = qm.v12, với qm là khối lượng của 1 mét xích.
Lúc này trên nhánh xích căng có lực Fc = F0 + Ft + Fv trên nhánh không căng có lực Fkh = F0 + Fv.
– Ngoài ra, do chuyển động cógia tốc, dây xích còn chịu một lực quán tính Fđ, gây va đập trên cả hai nhánh xích. Fđ được tính gần đúng theo công thức:
hoc-chi-tiet-may-60-5
Trong tính toán bộ truyền xích, giá trị của các lực F0 , Fv , Fđ được kể đến bằng các hệ số tính toán K.
– Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền xích là lực hướng tâm Fr, có phương vuông góc với đường trục đĩa xích, có chiều kéo hài đĩa xích lại gần nha Giá trị của Fr được tính như sau:
Fr = Kt.Ft                                                    ^                           (15-4)
Trong đó Kt là hệ số kể đến trọng lượng của dây xích. Lấy Kt = 1,15 khi bộ
truyền nằm ngang, và Kt = 1,05 khi bộ truyền thẳng đứng.

 

Comments