Học Chi Tiết Máy Bài 1 :Giới thiệu về máy ,bộ phận máy và chi tiết máy

chi-tiet-may-bai1

 

1.Máy:

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều loại máy khác nhau. Ví dụ: máy bay, máy cày, máy bờm, máy khoan, máy mài, xe máy, ô tô, tàu hoa, cần trục, máy phát điện, động cờ điện, tay mày, người máy, máy gặt đập liên hợp, … Mỗi máy thực hiện môt chức năng nhất định, phục vụ cho lợi ích của người sử dụng.

 

Có thể định nghĩa như sau: Máy là công cụ lao động phức tạp thực hiện một chức năng nhất định phục vụ cho lợi ích của con người.
Chúng ta có thể chia máy thành 4 nhóm:
– Nhóm máy công tác. Mỗi máy thực hiện một công việc nhất định, thay thế lao động thủ công của con người, máy hoat động theo sự điểu khiển của người sử dụng. Ví dụ như: máy cày, máy mài, ô tô, máy bay, xe máy.
– Nhóm máy tự động. Bao gồm những máy công tác, hoạt động tự động theo một chương trình co sẵn do con người điểu chỉnh. Ví dụ: dây chuyển đóng nắp chai bia tự động, máy tiện tự động, người máy, máy phay CNC.
– Nhóm máy liên hợp. Mỗi máy là tập hợp của vài máy công tác, để thực hiện hoàn chỉnh một công việc nào đó. Ví dụ: máy gặt đập liên hợp, bao gồm một máy cắt, một máy đập và một máy phân loại, ba may liên kết với nhau tạo thành một máy.
– Nhóm máy biến đổi năng lượng. Đó là các máy biến năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: động cơ điện biến điện năng thành cơ năng, máy phát điện biến cơ năng thành điện năng.

 

Trong những bài học về Chi tiểt máy này chúng ta chỉ nghiển cứu nhóm máy công tác

 

2. Bộ phận máy:

chi-tiet-may-bai1.1

Mỗi máy công tác thường có 3 bộ phận chính:

-Bộ phận cung cấp 1 ,cung cấp nguồn động lực cho máy hoạt động. Bộ phận phát động có thể là động cơ điện, động cơ đất trong, tay quay, bàn đạp. Đây lá bộ phận không thể thiếu được trong một máy.

– Bộ phận công tác 2, là bộ phận thực hiện chức năng quy định của máy, các máy khác nhau sẽ có bộ phận công tác khác nhau. Ví dụ: lưỡi cày trong máy cày, trục đá mài trong máy mài, trục chính và bàn xe dao trong máy tiện. Các mày khác nhau có bộ phận công tác khác nhau. Đây cũng là bộ phận không thể thiểu được của một máy.

– Bô phận truyền dẫn động 3, là bộ phận nối giữa bô phận phát động và bộ phận công tác. Bộ phận truyền dẫn động có nhiệm vu thay đổi tốc độ chuyển động, biền đổi quy luật chuyển động, thay đổi chiều chuyển động hoặc đảm bảo một khoảng cách nhất định giữa bộ phận phát động và bộ phận công tác. Ví dụ: bộ truyền đai, bộ truyền xích, hộp tốc độ. Trong một số loại máy đơn giản có thể không có bộ phận truyền dẫn động.

 

3. Chi tiết máy:

Khi chúng ta thào rời một máy, một bộ phận máy sẽ nhận được những phần tử nhỏ của máy, ví dụ như: bu lông, đai ộc, bánh răng, trục. Nếu tiếp tục tách rời các phần tử này thì nó không còn công dụng nữa. Các phần tử nhỏ của máy được gọi là chi tiết máy.
Có thể định nghĩa như sau: Chi tiết máy là phần tử cơ bản đầu tiên cấu thành nên máy, có hình dạng và kích thước xác định, có công dụng nhất định trong máy.
Chi tiết máy có thể phân thành 2 nhóm:
– Nhóm chi tiết máy có công dụng chung. Bao gồm các chi tiết máy được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau. Trong các loại máy khác nhau, chi tiết máy có hình dạng và công dụng như nhau. Ví dụ: bánh răng, khớp nối, trục, bu lông, ổ lăn.
– Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng. Bao gồm các chi tiết máy chỉ được sử dụng trong một loại máy nhất định. Trong các loại máy khác nhau, hình dạng hoặc công dụng của chi tiềt máy là khác nhau. Ví du: trục khuỷu, tua bin, vỏ hộp giảm tốc, thân máy.

 

Comments